Pages

Thursday, July 25, 2013

Tôi Viết Tên Anh: Điếu Cày!







Trong hơn một nghìn năm đô hộ nước ta, để duy trì nền thống trị và ách áp bức bóc lột, các triều đại phương Bắc đã áp dụng luật pháp hà khắc, tàn bạo đối với người Việt. Tính chất hà khắc của pháp luật thời Triệu được thể hiện qua những hình phạt "xẻo mũi", "thích chữ vào mặt" những người chống đối. Chính quyền đô hộ từ Hán về sau đều thẳng tay đàn áp nhân dân ta.


Hôm nay, nhiều người yêu nước chúng ta vì đấu tranh cho Nhân quyền, cho lẽ phải và nhất là cho toàn vẹn lãnh thổ mà bị tù đầy, điển hình là Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Lúc này, anh đang sắp bước sang ngày thứ 34 tuyệt thực trong “nhà tù của nhà tù”. Tôi và rất mong cả các bạn nữa, sẽ viết đơn giản chỉ 2 chữ Điếu Cày lên mặt mình để nhớ đến những gì quân xâm lược phương Bắc đã làm với dân tộc ta trong quá khứ và liên tưởng đến ngày hôm nay. Và mong anh được trở về với chúng ta.

Wednesday, July 24, 2013

Chúng ta sẽ không bao giờ mất anh



Nhà tù không hẳn là địa ngục nhưng phận tù đày là kiếp đày đọa nhất của mọi kiếp người.
Và trong kiếp đày đọa ấy, vẫn có thêm một sự đọa đày.
Nếu anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải vẫn bị biệt giam trong buồng kỷ luật thì có nghĩa, anh đã bước sang ngày thứ 32 tuyệt thực trong “nhà tù của nhà tù”.
Còn tôi, ngồi đây để gõ mấy con chữ vô nghĩa này, để nói về sự may mắn của mình.

Thursday, July 18, 2013

Tuyên bố của Mạng lưới Blogger Việt Nam





Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (HĐNQ) có trách nhiệm tăng cường việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới, giải quyết tình trạng vi phạm nhân quyền và đưa ra khuyến nghị. 

Là một ứng cử viên vào HĐNQ nhiệm kỳ 2014-2016, Việt Nam phải chứng minh các cam kết của mình nhằm hợp tác với HĐNQ và duy trì “những chuẩn mực cao nhất trong việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền”.

Những nghĩa vụ và trách nhiệm này không chỉ được áp dụng trên bình diện quốc tế, mà còn trong nội bộ Việt Nam. Chính quyền Việt Nam cũng cần xem xét lại tình trạng vi phạm nhân quyền trên đất nước họ và nhân dân Việt Nam cũng phải có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt, kể cả các vấn đề nhân quyền.