Pages

Thursday, October 31, 2013

Đối mặt với tử thần.

                           
                                                                  
 Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên Thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã ban hành, sửa đổi, bổ sung một số điều luật như: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Giáo dục, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Luật Tố tụng Hình sự...
Trên lý thuyết, trẻ em Việt Nam được Nhà nước đặc biệt quan tâm và bảo vệ. Thậm chí, hơn cả trẻ em Hoa Kỳ vì mặc dù “Chính phủ Mỹ đã đóng một vai trò tích cực trong việc soạn thảo Công ước và đã ký kết vào 16 tháng 2 năm 1995, nhưng đã không phê chuẩn cùng với Somalia”.(Theo: Công ước về Quyền trẻ em - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).

Thursday, October 24, 2013

Tuyên bố của Mạng lưới Blogger Việt Nam về cáo trạng và phiên tòa xét xử Đinh Nhật Uy



Ngày 06 tháng 9 năm 2013, Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Tân An công bố bản cáo trạng đối với Đinh Nhật Uy và sẽ đưa Đinh Nhật Uy ra xét xử vào ngày 29 tháng 10 năm 2013. Mạng lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) có những nhận định về bản cáo trạng cũng như về phiên tòa sắp sửa diễn ra như sau:

Sunday, October 13, 2013

Một chuyện không vui.

                                  
 Thư viện và nhà tưởng niệm đại tướng Võ Nguyên Giáp cách nhà mình vài bước chân. Từ mấy hôm trước, tập đoàn kinh tế công nghiệp Đông Hải- “tuy không phải địa điểm theo quy định của nhà nước” đã rầm rộ chuẩn bị tổ chức tang lễ cho đại tướng “theo cách riêng” (những chữ trong ngoặc kép là nguyên văn lời cô phát thanh viên thời sự). Như một số người dân khác, mình cũng bị hấp dẫn, choáng ngợp bởi những bức hình phóng lớn (có bức to như cánh cổng) được treo ngoài đường lớn, và khắp lối vào trụ sở tập đoàn. Họ treo suốt mấy hôm rồi, có cả tiếng kèn trống, tiếng loa. Điều ấy càng khiến mình bị hấp dẫn.

Tiếng vỗ tay trong một đám tang.

Nhà văn Hoàng Tiến

Phạm Thanh Nghiên: Không ai có thể tự lo (nên không phải chịu trách nhiệm) việc tang lễ cho mình. Một đám tang đình đám, hoành tráng hay một đám tang bình dị, giản đơn - đó là việc của người sống. Nói thừa. Đương nhiên là thế rồi. Đương nhiên như cái việc người sống có quyền bày tỏ lòng thành kính, sự tiếc thương đối với người quá cố. Lại nói thừa nữa. Cứ như ai đó không được quyền tỏ lòng thành kính, tiếc thương với người đã mất. Thì đúng như thế, nên mới có chuyện để nói.

Cách đây gần 1 năm, (ngày 28 tháng 1 năm 2012) nhà văn Hoàng Tiến qua đời tại nhà riêng ở Hà Nội. Rất nhiều bạn bè, thân hữu muốn đến thăm viếng, tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng, trong số ấy có tôi. Nhưng, tư gia của tôi cũng như của rất nhiều người đã bị giám sát, nhằm ngăn cản không cho tới dự tang lễ nhà văn. Chưa hết, theo tường thuật của một số người thì an ninh cũng gây khó khăn cho Tang lễ nhà văn Hoàng Tiến. (Nghe cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Tự do Nguyễn Khắc Toàn trên RFA).

Quyền được bày tỏ lòng thương tiếc đối với người quá cố bị tước đoạt.