Pages

Thursday, January 30, 2014

Thư ngỏ gửi ông chủ tịch…phường.

                                          



Thay vì lo chuyện “tết nhất” cho gia đình, tôi lại phải ngồi cặm cụi gõ mấy con chữ ngoài ý muốn này. Kể cũng không được vui cho lắm. Nhưng trước “nhã ý” của ông chủ tịch UBND phường Đông Hải 1 Phạm Văn Thuận mà tôi hiểu tỉ lệ là 50/50 (nhã ý) với cái gọi là “lệnh trên”, tôi không thể không đáp lễ. Một việc làm phù hợp với phép tắc “dân – quan”, và để nhắc lại vài chuyện cũ truớc khi chào đón năm mới Giáp Ngọ.

Ông cũng chả khác mấy so với “một vạn lẻ một” các quan chức thời cộng sản. Tức là cũng bị người dân tố cáo (cả trên giấy tờ lẫn bằng miệng) về các tội nào là tham nhũng, thiếu trách nhiệm, lạm dụng chức quyền… Chuyện về ông thì nhiều lắm. Thậm chí một cán bộ cấp dưới của ông từng gặp tôi phàn nàn rằng ông là kẻ tham lam nhất so với 4 đời chủ tịch trước. Đừng cho là tôi bịa chuyện nhé. Nhưng nếu cần, tôi sẽ phủ nhận việc này để ông khỏi mất công truy tìm danh tính, phiền hà cho họ lắm.

Sunday, January 19, 2014

Phỏng vấn về Hải chíến Hoàng Sa và các chiến sĩ Viêt Nam Cộng Hòa. Phần cuối.

Tác giả thắp nến tưởng niệm 74 anh hùng hy sinh ngày 19.1.1974 tại Hoàng Sa.
Blog Phạm Thanh Nghiên : Xin gửi tới quý độc giả phần 5 và cũng là để kết thúc loạt bài “phỏng vấn về hải chiến Hoàng Sa và các chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa”. Mặc dù người được mời cho cuộc phỏng vấn này, nhà văn Vũ Thư Hiên vẫn bày tỏ quan điểm dựa trên các câu hỏi (như ở các phần trước) nhưng tôi sẽ không trình bày theo cách thông thường là xen phần câu hỏi trước mỗi câu trả lời. Ngoài lý do muốn tạo ra sự khác biệt của một bài phỏng vấn đơn thuần, Phạm Thanh Nghiên cũng …tự cho mình cơ hội được bày tỏ suy nghĩ, được trải nghiệm với vai trò một người …được phỏng vấn. Nhưng quan trọng hơn cả là bản thân những câu trả lời của nhà văn Vũ Thư Hiên đã giống như một bài viết hoàn chỉnh (dù rất ngắn) có sức lôi cuốn và có tính văn học.

 Trước khi gửi tới quý độc giả những chia sẻ của nhà văn Vũ Thư Hiên, xin giới thiệu đôi nét về ông mặc dù tên tuổi của nhà văn đã được rất nhiều người biết đến và ngưỡng mộ.

Saturday, January 18, 2014

Phỏng vấn về Hải chiến Hoàng Sa và các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Phần 4.


Blog Phạm Thanh NghiênKhông phải ngẫu nhiên tôi dành phần bốn này để kể về tâm tư của hai nhân vật cách nhau nửa vòng trái đất với sự khác biệt rất điển hình. Từ tuổi tác, khoảng cách địa lý, hoàn cảnh, không gian sinh sống đến xuất thân (chế độ) chính trị đã trở thành một sự tương phản đương nhiên. Nhưng, chính sự khác biệt đến tương phản ấy đã đại diện cho một câu chuyện của những câu chuyện về một giai đoạn lịch sử kéo dài hàng chục năm với sự đau đớn, quằn quại của Dân tộc. Song, đấy cũng là câu chuyện của sự gặp gỡ mang niềm hy vọng. Họ không đại diện cho chế độ chính trị nào (dù tốt hay xấu). Họ là những nguời Việt Nam chân chính với chung một khát vọng bình dị nhưng vĩ đại: Tự do, Dân chủ và Toàn vẹn lãnh thổ cho Đất nước mình.

Friday, January 17, 2014

Phỏng vấn về hải chiến Hoàng Sa và các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa. (Phần 3).

   

Phạm Thanh Nghiên đã có dịp gửi đến quý độc giả hai buổi phóng vấn trước với năm vị khách mời là anh Lê Hưng (Hải Phòng), ông Ngô Nhật Đăng (Hà Nội), bà Ngô Thị Hồng Lâm, một nguời gốc miền Bắc hiện sinh sống tại Sài Gòn, Linh mục Đinh Hữu Thoại (Dòng chúa cứu thế Sài Gòn) và anh Phạm Văn Hải, một blogger tại Nha Trang. Vị khách mời thứ sáu và cũng là buổi phỏng vấn thứ ba liên tiếp xin được gửi đến quý vị những chia sẻ của Nghệ sĩ ưu tú Kim Chi. Buổi phỏng vẩn thứ 4 với một bạn sinh viên tại miền Trung sẽ đựơc chuyển đến quý độc giả vào ngày mai, ngày 18 tháng 1 năm 2014.

Thursday, January 16, 2014

Phỏng vấn về Hải chiến Hoàng Sa và các chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Phần 2.

                                                 
Xin gửi tới quý độc giả phần hai chương trình “Phỏng vấn về Hải chiến Hoàng Sa và các chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa” với hai vị khách mời tiếp theo là Linh mục Đinh Hữu Thoại tại Dòng Chúa Cứu Thế , Sài Gòn và Blogger Phạm Văn Hải tại Nha Trang. Vì đây là loạt bài phỏng vấn với cùng một chủ đề nên nội dung câu hỏi vẫn sẽ được giữ nguyên, chỉ thay đổi rất ít (nếu có) để phù hợp với từng người trong từng hoàn cảnh cụ thể. Và như đã giới thiệu trong phần đầu, những cuộc phỏng vấn này nhằm “bày tỏ mong muốn xóa đi, hoặc ít ra cũng thu hẹp lại những ranh giới, khác biệt từ nhiều thành phần trong xã hội, về quá khứ, tuổi tác và chính kiến để có một cái nhìn trung thực, công bằng, biết tri ân với những người đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Để thấy được rằng, bất cứ một sự khác biệt nào cũng có thể vượt qua với một lý do chung, đó là Lòng Yêu Nước”. Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý độc giả đã quan tâm đến những cuộc phỏng vấn này dù nó không phải đựơc thực hiện bởi một “phóng viên” chuyên nghiệp. Rất mong quý độc giả tiếp tục đón đọc phần ba với những vị khách mời tiếp theo.

 Trước tiên, xin cảm ơn Linh Mục Đinh Hữu Thoại cũng như Blogger Phạm Văn Hải đã nhận lời cho cuộc phỏng vấn này. Xin Cha cũng như anh Hải cho biết hiểu biết của bản thân mình về trận Hải chiến Hoàng Sa cách đây vừa tròn 40 năm?

Tuesday, January 14, 2014

Phỏng vấn về Hải chiến Hoàng Sa và các chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa.(Phần 1).


Phạm Thanh Nghiên:Không phải ai trong số chúng ta cũng biết và đựợc biết sự thật về tất cả những gì thuộc về quá khứ, nhất lại là một giai đoạn, một câu chuyện lịch sử với những biến cố đầy đau thương và oán hận.Trận hải chiến Hoàng Sa là một câu chuyện lịch sử như thế. Bốn mươi năm trước, khi bẩy  mươi tư người lính Hải quân Việt Nam Cộng Hòa “vị quốc vong thân”trên vùng biển Hoàng Sa, tôi và đuơng nhiên những bạn cùng trang lứa còn chưa ra đời.Tại miền Bắc ngày đó, nhiều “cô, cậu” thanh niên đang là bộ đội của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nhiều người trong số họ hiện giờ đã trở thành những cán bộ đang làm việc,phục vụ cho đảng và nhà nước.Trong số họ, không thể không nói rằng họ không biết hay hoàn toàn không biết về trận hải chiến cũng như sự hy sinh anh dũng của những nguời anh hùng tại Hoàng Sa ruột thịt ngày ấy.

Là một người sinh sau biến cố năm 1975, tôi cũng như rất nhiều nguời dân miền Bắc và nhất là những bạn trẻ đã không có cơ hội để biết về trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Hơn thế, tôi cũng đã từng lĩnh án 4 năm tù giam chỉ vì lên tiếng cỗ vũ cho Nhân quyền và công khai khẳng định chủ quyền biển đảo của dân tộc. Giống như tất cả những bạn trẻ yêu nước khác, Trường Sa- Hoàng Sa luôn ở trong trái tim tôi. Trong hoàn cảnh của một  người tù đang bị quản chế, tôi chỉ có thể huớng về Hoàng Sa bằng cách riêng rất hạn chếcủa mình: thực hiện một chương trình phỏng vẫn để kỷ niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa.Với mong muốn xóa đi, hoặc ít ra cũng thu hẹp lại những ranh giới, khác biệt từ nhiều thành phần trong quá khứ, tuổi tác và chính kiến để có một cái nhìn trung thực,công bằng, biết tri ân với những nguời đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc.Để thấy được rằng, bất cứ một sự khác biệt nào cũng có thể vượt qua với một lý do chung, đó là Lòng Yêu Nước.
Bài phỏng vấn đầu tiên này được thực hiện với 3 người để như là một phần nói lên tâm tình của những người dân Việt, có những quá khứ khác nhau, về cuộc Hải chiến Hoàng Sa bảo vệ biển đảo của các Hải quân VNCH. 

Vì đây là câu hỏi chung dành cho nhiều người ở những lứa tuổi khác nhau, xin phép được dùng chung từ “bạn”trong cách xưng hô để thuận tiện cho việc đặt câu hỏi.