(Ngày 18/6/2024)
Suốt 16 năm, kể từ khi
công khai quan điểm đối kháng với đảng cộng sản (năm 2007) cho đến ngày buộc phải
rời Việt Nam sang Mỹ tị nạn (Tháng Tư năm 2023), tôi luôn là mục tiêu đàn áp,
khủng bố từ nhà cầm quyền.
(Ngày 18/6/2024)
Suốt 16 năm, kể từ khi
công khai quan điểm đối kháng với đảng cộng sản (năm 2007) cho đến ngày buộc phải
rời Việt Nam sang Mỹ tị nạn (Tháng Tư năm 2023), tôi luôn là mục tiêu đàn áp,
khủng bố từ nhà cầm quyền.
Hòa thượng Thích Quảng Độ được thỉnh giảng về Phật học, ở Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X tại Đà Lạt, khóa 1971-1972 (Hình: DCCT)
Sự kiện sư Thích Minh Tuệ
trong xã hội Việt Nam, ngoài việc khơi gợi lại một niềm tin Phật giáo trong
lành và nguyên sơ, không bị vẩn đục bởi chính trị, bên cạnh đó còn dấy lên một
làn sóng nhận định chia sẻ ấm áp từ các tôn giáo khác. Thậm chí với các linh mục
trong và ngoài nước, cũng đã có nhiều bài giảng và bình luận đồng cảm, khiến
nhiều người từng sống ở miền Nam trước 1975, nhớ tới một thời tự do tôn giáo,
chan hòa giữa các đạo.
Hiện trạng đời sống tín
ngưỡng Việt Nam đầy những điều đen tối, ngay cả chuyện sư Thích Minh Đạo ở tỉnh
Bà Rịa- Vũng Tàu mở lời thán phục phép tu của sư Thích Minh Tuệ, cũng phải bị
“sám hối” khiến ai nấy đều kinh sợ những điều nằm sau bức màn tôn giáo màu mè của
chế độ CSVN. Nhiều nơi đã gọi điện, tìm đến thăm như một sự ủng hộ tinh thần
cho những điều đẹp đẽ đang bị ép dần đến phải mai một. Phía Công giáo, cũng có
linh mục Anton Maria Vũ Quốc Thịnh (Dòng Chúa Cứu Thế) gọi điện hỏi thăm, bày tỏ
sự mến phục, đồng cảm với nhà sư Thích Minh Đạo. Từ sự kiện đó, không ít người
đặt câu hỏi, có hay không sự thù nghịch, chia rẽ, kỳ thị giữa hai tôn giáo lớn
là Phật giáo và Công giáo ở Việt Nam, vốn được dựng lên từ ngôn từ thù hằn và định
kiến của sư tuyên truyền cộng sản hiện nay?
Với tôi, nghĩa cử của cha
Thịnh đối với thầy Minh Đạo nhắc nhớ đến những cuộc hội ngộ vô cùng cảm động giữa
các linh mục, các nhà sư trong nhà tù cộng sản, sau Tháng Tư năm 1975. Những ký
ức được Hòa thượng Thích Thiện Minh ghi chép lại trong cuốn sách Hai Mươi Sáu
Năm Lưu Đày, hoặc thi thoảng vẫn kể cho tôi nghe mỗi dịp đến thăm thầy ở Sài
Gòn.