Hải Phòng, ngày 26 tháng 9 năm 2007
“… không nhất nhất phải có trí tuệ mới quan tâm đến nhân quyền, vì nhân quyền gần với con người hàng ngày …”
Tôi là Phạm Thanh Nghiên; tên thường gọi là Liên; sinh năm 1977.
Địa chỉ thường trú: số nhà 17-Phương Lưu 2-phường Đông Hải, quận Hải An- Tp Hải Phòng.
Nghề nghiệp : Thợ dệt
Vài năm trước, tôi làm việc theo hợp đồng ngắn hạn tại nhà máy len Hải Phòng. Chưa được bao lâu nhà máy len phá sản, tôi mất việc, không có nguồn thu nhập nào ổn định để có cuộc sống bình thường.
Có thời gian tôi cùng mẹ tôi bán hàng nước, lại có khi làm công việc phơi rau câu thuê; thời gian gần đây nhất tôi làm công việc vệ sinh môi trường (quét rác) trong công ty TNHH Hoàn Mỹ.
Ngày 7-2-2007 tôi lên Hà Nội học và làm nghề vẽ móng tay, nghệ thuật, nhờ sự giúp đỡ của cô cháu gái (gọi tôi bằng dì ruột). Công việc đang tiến hành thuận lợi và tôi hy vọng sẽ sống bằng nghề này thì trong một lần về thăm gia đình, tôi bị ốm, phải nán lại để chạy chữa, thì đã xảy ra một chuyện sau đây:
Ngày 3-8-2007 hai cán bộ công an đến nhà đưa tôi lên cơ quan công an PA38 (cơ quan an ninh chính trị) để “hỏi về một số việc liên quan đến an ninh quốc gia”. Họ đến đưa tôi lên “cơ quan bảo vệ an ninh quốc gia” mà không có giấy mời hoặc triệu tập. Vì chưa hiểu, chưa có kinh nghiệm, tôi đã phải để họ đưa đi. Tiếp theo, ngày 5.8, một người của phòng PA38 gọi vào máy di động của tôi, mời tôi đi uống cà phê, nhưng tôi đã từ chối.
Địa chỉ thường trú: số nhà 17-Phương Lưu 2-phường Đông Hải, quận Hải An- Tp Hải Phòng.
Nghề nghiệp : Thợ dệt
Vài năm trước, tôi làm việc theo hợp đồng ngắn hạn tại nhà máy len Hải Phòng. Chưa được bao lâu nhà máy len phá sản, tôi mất việc, không có nguồn thu nhập nào ổn định để có cuộc sống bình thường.
Có thời gian tôi cùng mẹ tôi bán hàng nước, lại có khi làm công việc phơi rau câu thuê; thời gian gần đây nhất tôi làm công việc vệ sinh môi trường (quét rác) trong công ty TNHH Hoàn Mỹ.
Ngày 7-2-2007 tôi lên Hà Nội học và làm nghề vẽ móng tay, nghệ thuật, nhờ sự giúp đỡ của cô cháu gái (gọi tôi bằng dì ruột). Công việc đang tiến hành thuận lợi và tôi hy vọng sẽ sống bằng nghề này thì trong một lần về thăm gia đình, tôi bị ốm, phải nán lại để chạy chữa, thì đã xảy ra một chuyện sau đây:
Ngày 3-8-2007 hai cán bộ công an đến nhà đưa tôi lên cơ quan công an PA38 (cơ quan an ninh chính trị) để “hỏi về một số việc liên quan đến an ninh quốc gia”. Họ đến đưa tôi lên “cơ quan bảo vệ an ninh quốc gia” mà không có giấy mời hoặc triệu tập. Vì chưa hiểu, chưa có kinh nghiệm, tôi đã phải để họ đưa đi. Tiếp theo, ngày 5.8, một người của phòng PA38 gọi vào máy di động của tôi, mời tôi đi uống cà phê, nhưng tôi đã từ chối.
Ngày 9-8 vẫn người này gọi điện cho tôi, báo rằng tôi phải lên cơ quan công an “làm việc”. Tôi trả lời phải có giấy mời. Người này nói vậy thì sẽ đến đón tôi, đưa giấy mời luôn. Tôi nói phải đưa giấy mời trước, tôi phải có thời gian chuẩn bị. Người này nói sẽ gửi giấy mời cho tôi trong ngày, tôi không “nên” vắng nhà ngày hôm đó. Dù đang chuẩn bị lên Hà Nội để tiếp tục làm việc, tôi đã phải hoãn. Nhưng tôi chờ cả ngày, không thấy ai đưa giấy mời đến.
Sáng ngày 10-8, một công an quận và một công an phường đến nhà tôi, “mời mồm” theo họ lên công an phường “làm việc” ngay. Tôi từ chối, yêu cầu phải có giấy mời. Họ xuống giọng thuyết phục. Tôi nói rằng đến việc đi họp tổ dân phố còn phải có giấy mời, huống hồ công dân đi “ làm việc vì an ninh quốc gia”; lẽ nào tôi không được hưởng quyền có giấy mời?. Cuối cùng họ cũng phải đưa giấy mời hẹn “làm việc” vào ngày hôm sau. (13-8-2007)
Sáng ngày 13-8, tôi lên công an phường theo đúng giờ hẹn. Giấy mời là của công an phường, do ông trưởng công an phường ký, nhưng tôi lại “làm việc” với hai công an thuộc phòng PA38. Suốt buổi làm việc ấy tôi phải trả lời các câu hỏi đã trả lời trong các buổi “làm việc” trước đó tại phòng bảo vệ an ninh chính trị sở công an Hải Phòng..
Vậy nguyên nhân nào là một công dân bình thường, không có hành vi vi phạm pháp luật, không xâm hại an ninh quốc gia, tôi trở thành nạn nhân của những phiền hà triền miên, giữa lúc đang cần trở lại Hà Nội tiếp tục kiếm sống?
Nguyên nhân là: thời gian gần đây tôi có đến nhà ông Vũ Cao Quận và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, đồng thời cơ quan công an biết gia đình tôi có mối quan hệ với gia đình bà Trần Thị Lệ (mẹ luật sư Lê Thị Công Nhân).
Ngoài hai lần tôi được mời lên cơ quan công an thì thỉnh thoảng người của phòng PA38 lại đến nhà. Họ gặp riêng anh trai của tôi, gần như chỉ thị anh trai tôi phải giám sát tôi. Theo như họ nói thì họ phát hiện được âm mưu các ông Nguyễn Thanh Giang, Vũ Cao Quận, Nguyễn Xuân Nghĩa cử tôi đưa tài liệu “phản động” vào miền Nam cho ai đó. Họ bảo phải phòng trước, ngăn ngừa một thanh niên thiếu suy nghĩ làm một việc dại dột. Họ bảo làm việc này là để giúp đỡ tôi, không cho tôi tiếp xúc với những “kẻ xấu”, “phản động”, bị “bọn phản động” lợi dụng, ảnh hưởng đến bản thân, giống như các cụ ta nói: “gần mực thì đen...”. Họ cảnh báo chung cho cả gia đình tôi biết rằng những đối tượng “phản động” kia nếu bị bắt thì dù chỉ có mối quan hệ dân sự, tôi cũng bị liên đới. Anh trai tôi cũng sợ, mẹ tôi lại càng sợ hơn. Từ đó tôi như bị cầm tù tại nhà.
Ngoài ra họ hứa với anh trai và mẹ tôi sẽ giúp tìm việc làm cho tôi hợp với khả năng có thu nhập ổn định. Rồi lấy chồng, rồi sinh con, cuộc đời hạnh phúc trong một xã hội cũng hạnh phúc dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng.
Rồi họ đi tìm gặp bạn bè tôi, kết tội tôi quan hệ với bọn “phản động”, uỷ thác bạn bè tôi khuyên ngăn tôi không được để mất đi một người bạn “tuyệt vời”.
*
Kính thưa các ông công an.
Tôi đánh giá rất cao nghề nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và nhiệt tình công việc của các ông. Tôi đánh giá cao lòng tốt muốn giúp đỡ tôi có cuộc sống ổn định của các ông. Tôi đánh giá cao việc các ông gặp gỡ gia đình tôi để thông báo “ những việc liên quan đến tôi”. Tôi đánh giá cao việc các ông gặp gỡ bạn bè tôi. Giả sử nếu các ông nói trực tiếp với tôi chi tiết ai đó cử tôi mang tài liệu “phản động” vào miền Nam thì tôi chỉ thanh minh với các ông trực tiếp bằng miệng, không phải qua lá thư gửi lên mạng này.
Các ông nói Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang, ông Vũ Cao Quận, ông Nguyễn Xuân Nghĩa sai tôi đi miền Nam mà bản thân họ không hề biết có tin đồn này. Tôi là người biết mà không thanh minh cho họ, đính chính lại thì là người hèn. Cũng may gia đình tôi tuy rất lo sợ nhưng không ai tin các ông cả. Thứ nhất tôi chưa bao giờ quen, biết, được gặp tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một người trí thức có tuổi đáng kính trọng. Chưa biết, chưa quen, chưa gặp thì không thể có chuyện uỷ thác mang tài liệu “tuyệt mật” vào Miền Nam. Thứ hai: các ông đã có một thời gian theo dõi tôi, tìm hiểu tôi, chẳng lẽ các ông không biết tôi là một đứa con gái nhát gan, không bao giờ dám đi một mình ra khỏi nhà 20 cây số? Thứ ba nữa bây giờ là thời đại bùng nổ thông tin. Người ta trao đổi công việc bằng những thiết bị thông tin hiện đại, bảo mật tuyệt đối. Ai dại gì trao tài liệu cấm vào tay một đứa con gái chân yếu tay mềm như tôi. Những nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền công khai, các quan điểm của họ, tài liệu họ có đều có trên các mạng internet, bất cứ người quan tâm nào cũng có.
Ngay đến LS Lê Thị Công Nhân là người quen của tôi tham gia đảng Thăng Tiến đối lập với đảng cộng sản cũng hoạt động công khai. Vì là những con người cụ thể, những tổ chức cụ thể hoạt động ôn hoà, họ không có gì bí mật với chính quyền. Phải chăng các ông bịa ra chuyện này để gián tiếp cảnh cáo với anh tôi và mẹ tôi rằng tôi gan to tày liếp, dám làm những việc “tù mọt gông” để anh tôi và mẹ tôi lo sợ mà “quan tâm” đến tôi nhiều hơn? Bởi vậy mà hai tháng nay, tôi không dám tự quyền ra khỏi nhà, bỏ dở cả công việc kiếm sống trên Hà Nội.
Nhân đây tôi cũng xin các ông một câu trả lời công khai cho tôi rõ đường tháo lui hợp với chủ trương chính sách của các ông: Tôi có được phép đến thăm ông Quận, ông Nghĩa nữa không? Nếu các ông không trả lời công khai mà tôi vẫn cứ đến để hỏi thăm sức khoẻ, biểu thị tình cảm kính trọng họ thì khi đó các ông có tin là tôi không nói chuyện chính trị không? Các ông có cho là tôi bị bọn “phản động” lôi kéo không? Tại sao công an các ông muốn thăm ai thì đến, không ai cấm (kể cả thường xuyên đến “thăm” ông Quận, ông Nghĩa) mà tôi thì không?
Thưa các ông,
Kính thưa các ông công an.
Tôi đánh giá rất cao nghề nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và nhiệt tình công việc của các ông. Tôi đánh giá cao lòng tốt muốn giúp đỡ tôi có cuộc sống ổn định của các ông. Tôi đánh giá cao việc các ông gặp gỡ gia đình tôi để thông báo “ những việc liên quan đến tôi”. Tôi đánh giá cao việc các ông gặp gỡ bạn bè tôi. Giả sử nếu các ông nói trực tiếp với tôi chi tiết ai đó cử tôi mang tài liệu “phản động” vào miền Nam thì tôi chỉ thanh minh với các ông trực tiếp bằng miệng, không phải qua lá thư gửi lên mạng này.
Các ông nói Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang, ông Vũ Cao Quận, ông Nguyễn Xuân Nghĩa sai tôi đi miền Nam mà bản thân họ không hề biết có tin đồn này. Tôi là người biết mà không thanh minh cho họ, đính chính lại thì là người hèn. Cũng may gia đình tôi tuy rất lo sợ nhưng không ai tin các ông cả. Thứ nhất tôi chưa bao giờ quen, biết, được gặp tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một người trí thức có tuổi đáng kính trọng. Chưa biết, chưa quen, chưa gặp thì không thể có chuyện uỷ thác mang tài liệu “tuyệt mật” vào Miền Nam. Thứ hai: các ông đã có một thời gian theo dõi tôi, tìm hiểu tôi, chẳng lẽ các ông không biết tôi là một đứa con gái nhát gan, không bao giờ dám đi một mình ra khỏi nhà 20 cây số? Thứ ba nữa bây giờ là thời đại bùng nổ thông tin. Người ta trao đổi công việc bằng những thiết bị thông tin hiện đại, bảo mật tuyệt đối. Ai dại gì trao tài liệu cấm vào tay một đứa con gái chân yếu tay mềm như tôi. Những nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền công khai, các quan điểm của họ, tài liệu họ có đều có trên các mạng internet, bất cứ người quan tâm nào cũng có.
Ngay đến LS Lê Thị Công Nhân là người quen của tôi tham gia đảng Thăng Tiến đối lập với đảng cộng sản cũng hoạt động công khai. Vì là những con người cụ thể, những tổ chức cụ thể hoạt động ôn hoà, họ không có gì bí mật với chính quyền. Phải chăng các ông bịa ra chuyện này để gián tiếp cảnh cáo với anh tôi và mẹ tôi rằng tôi gan to tày liếp, dám làm những việc “tù mọt gông” để anh tôi và mẹ tôi lo sợ mà “quan tâm” đến tôi nhiều hơn? Bởi vậy mà hai tháng nay, tôi không dám tự quyền ra khỏi nhà, bỏ dở cả công việc kiếm sống trên Hà Nội.
Nhân đây tôi cũng xin các ông một câu trả lời công khai cho tôi rõ đường tháo lui hợp với chủ trương chính sách của các ông: Tôi có được phép đến thăm ông Quận, ông Nghĩa nữa không? Nếu các ông không trả lời công khai mà tôi vẫn cứ đến để hỏi thăm sức khoẻ, biểu thị tình cảm kính trọng họ thì khi đó các ông có tin là tôi không nói chuyện chính trị không? Các ông có cho là tôi bị bọn “phản động” lôi kéo không? Tại sao công an các ông muốn thăm ai thì đến, không ai cấm (kể cả thường xuyên đến “thăm” ông Quận, ông Nghĩa) mà tôi thì không?
Thưa các ông,
Khi đến thăm ông Quận và ông Nghĩa, vấn đề tôi quan tâm không phải là chính trị mà là nhân quyền. Tôi có quan niệm: chính trị khác với nhân quyền. Tôi không thích chính trị. Gia đình tôi thành phần lao động nghèo, quanh năm lao động vất vả, tôi ít học. Muốn làm chính trị phải có trí tuệ. Nhưng không nhất nhất phải có trí tuệ mới quan tâm đến nhân quyền, vì nhân quyền gần với con người hàng ngày. Nhân quyền là cái tôi đang không có vì như các ông đã thấy, chỉ đến thăm ông Vũ Cao Quận và ông Nguyễn Xuân Nghĩa bàn chuyện nhân quyền mà tôi đã bị vu cáo là sắp mang tài liệu “phản động” vào miền Nam và bị bọn phản động lôi kéo!
Các ông đã gây hậu quả cho tôi là từ ngày 8/3/2007 đến nay, gần 2 tháng tôi phải tù tại nhà, thành người thất nghiệp bất đắc dĩ. Gia đình tôi lo sợ các ông tiếp tục theo dõi tôi lên tận nhà cháu tôi trên Hà Nội, ảnh hưởng công việc kinh doanh của nó (điều này mẹ tôi đã nói thẳng ra với các ông). Mặc dầu các ông đã có thiện ý khuyên mẹ tôi cho tôi lên Hà Nội đi làm trở lại nhưng thiện ý các ông phản tác dụng. Mỗi lần người các ông xuất hiện là mẹ tôi, anh trai tôi lo lắng tìm xem tôi còn ở nhà hay không! Bởi người đến nhà ông Vũ Cao Quận, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, “định mang tài liệu phản động vào Nam” là tôi chứ không phải họ nên tôi mong các ông đừng lấy tôi ra doạ nạt họ. Tôi mong các ông đừng làm họ sợ.
Phần cuối tôi xin tâm sự với các bạn cùng trang lứa với tôi.
- Các bạn bảo rằng tôi đi đâu, gọi điện thoại cho ai, công an đều biết! Tôi cảm ơn các bạn. Các bạn hỏi tại sao tôi có tư tưởng chống phá chế độ, tại sao tôi có dự định làm mất ổn định một chế độ đang ổn định nhất thế giới.
Tôi xin kể lại một chuyện để minh hoạ cho tính cách của tôi.
Năm ngoái tôi đến bệnh viện Việt Tiệp đăng ký hiến phủ tạng nhân đạo nếu tôi không may... Mẹ tôi cũng đồng ý chuyện này. Bệnh viện trả lời chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên chưa làm được thủ tục theo nguyện vọng của tôi. Tôi có yêu cầu họ ghi lại tên, tuổi, giới tính, số điện thoại khi cần. Nếu các bạn nghi ngờ xin đến phòng hành chính bệnh viên Việt Tiệp. Kể vậy để nói rằng tôi là người tốt, muốn làm việc lương thiện cho mọi người. Bạn T, bạn H nói tôi bị “thần kinh”, “hâm”, giống như bây giờ ta gọi những nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền là “phản động”. Nhiều khi ta làm việc tốt mà bị gọi bằng danh từ xấu.
Thưa các ông công an và các bạn.
Vì vậy, tôi bày tỏ sự ủng hộ các nhà “phản động”, và xin gia nhập phong trào “phản động” Việt Nam.
Hải Phòng, ngày 26 tháng 9 năm 2007
Phạm Thanh Nghiên
Phạm Thanh Nghiên
Thanh Nghiên quý mến,
ReplyDeleteKhông có nhận xét nào, vì bài viết của cháu sâu sắc quá, đầy đủ quá. Chỉ muốn chia xẻ với cháu một đôi điều mà chú đã viết riêng đến các bạn trẻ Việt Nam vào hồi Tết:
Lời chúc Xuân gửi các bạn trẻ Việt Nam.
Các bạn thân mến,
Mỗi khi thấy hoa Đào, hoa Mai thi nhau đua nở, chắc các bạn lại nhớ đến một mùa Xuân đẹp nhất lịch sử của dân tộc, mùa Xuân 1789, khi Đại Đế Quang Trung lãnh đạo toàn dân nổi dậy, đuổi quân Tầu xâm lược ra khỏi bờ cõi. Hùng hùng vĩ vĩ, từ miền Nam vượt mấy trăm cây số, qua bao núi đồi, chông gai hiểm hóc, đến tận Thăng Long thành, đánh sập toàn bộ hệ thống xâm lược của hơn 50 vạn quân Tầu vào đúng ngày 30 tháng Giêng năm 1789, khiến chúng rùng rùng bỏ chạy. Thây người, thây ngựa giặc xâm lăng làm nghẹt cả dòng sông Hồng và làm nước nhuộm đầy máu đỏ. Cuộc chiến thắng vĩ đại này lại còn mang tính hùng anh hơn nữa, khi xẩy ra trước cả cuộc cách mạng lớn nhất Châu Âu, cuộc cách mạng đã đánh sập ngục Pastille tượng trưng cho chế độ quân chủ chuyên chế của Pháp vào ngày 14 tháng 7 năm 1789. Cả hai cuộc cách mạng đều cho thấy, chính nghĩa bao giờ cũng thắng hung tàn, chí nhân muôn đời vẫn làm tan cuồng bạo.
Vì thế, trong tinh thần đón đợi mùa Xuân mới, Nhâm Thìn 2012, chúng tôi, những người Việt hải ngoại, muốn gửi đến toàn thể các bạn trẻ trong nước, lời chúc Vững Chãi như Núi, Can Đảm như Bão, Hùng Dũng như Thác, để thể hiện gương Quang Trung Đại Đế, cùng đứng lên đập tan cái chế độ bạo tàn phản quốc, bán nước cho giặc Tầu này, cái chế độ hèn với giặc, ác với dân, cái chế độ chỉ biết dùng Công An và sức mạnh của còng số 8, của nhà tù, nhà giam khổ sai để cướp đất cướp nhà dân oan, dùng giây thừng treo cổ dân nghèo, dùng xe cẩu đập vỡ sọ dân quê, dùng tay sắt đánh vào đầu dân đến chết. Cái chế độ này còn bạo ngược hơn trăm lần chế độ thực dân, phong kiến, tinh khôn độc ác hơn vạn lần chế độ Phát xít, vì vẫn hoành hành trong thế kỷ 21, thế kỷ văn minh tột cùng của nhân loại.
Chúc các bạn tìm thấy lại tình Người, tình Dân Tộc, nghĩa Đồng bào với Nhân Quyền được tôn trọng. Chúc các bạn làm rạng ngời tên của Hòn Ngọc Viễn Đông, của một đất nước hiên ngang bên biển Thái Bình uy vũ.
Thân mến.
Chu Tất Tiến, Người Việt Hải Ngoại.