- Để góp phần xây dựng nền tảng cho xã hội đa nguyên ấy, để làm sáng tỏ mọi góc cạnh, quan điểm khác nhau, và quan trọng hơn cả là để cổ vũ sự công khai, đường hoàng, minh bạch và ứng xử văn minh, chúng tôi, những người ký tên trong bức thư mới này, với địa chỉ, chữ ký, người thật đang sống tại Việt Nam, đề nghị:
Tác giả Vũ Hợp Lân, Vũ Văn Tính, Đông La và những người chủ xướng Phản bác Tuyên bố 258 cùng chúng tôi tranh luận về Tuyên bố 258 cũng như Điều 258 của Bộ luật Hình sự... Báo Nhân Dân, nơi đã đăng bài viết của ông Vũ Hợp Lân và cũng là "Tiếng nói của Đảng, Nhà nước và Nhân Dân Việt Nam" như đã xưng danh dưới nhãn hiệu của báo, tham dự và đưa thông tin trung thực...
Ngày 18/7/2013, Tuyên bố 258 ra đời với chữ ký của hơn 100 blogger Việt Nam công khai danh tính. Trong thời gian ngắn ngủi này, các đại diện của Mạng lưới Blogger Việt Nam cũng đã tiếp xúc với Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền (OHCHR), các đại sứ quán Mỹ, Thụy Điển, Australia, Đức, Phái đoàn EU và G4, cùng nhiều tổ chức quốc tế về nhân quyền và truyền thông.
Những việc làm này nhằm để vận động:
- Nhà nước Việt Nam xem xét việc hủy bỏ Điều 258 của Bộ luật Hình sự để chứng tỏ cam kết và đóng góp của mình cho việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền;
- Các thành viên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thúc đẩy Nhà nước Việt Nam thực hiện điều trên trong thời gian vận động tranh cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016.
- Nhà nước Việt Nam thể hiện các cam kết về nhân quyền để Việt Nam có thể là một ứng cử viên xứng đáng, tạo điều kiện cho các thành viên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đánh giá các cam kết nhân quyền của Nhà nước Việt Nam. Việc bãi bỏ Điều 258 phải là một trong các cam kết đó.
Những hoạt động vận động này đã được sự đồng tình và hưởng ứng của nhiều công dân Việt Nam. Sự quan tâm cao của quốc tế và việc các cơ quan, đại sứ quán, tổ chức đã gặp và nhậnTuyên bố 258 là một minh chứng cụ thể.
Tuy nhiên, ngược lại, những vận động này cũng đã gặp phản ứng bất đồng từ một số người. Điển hình là những bài viết, lời kêu gọi:
- Từ tiếm danh đến loạn ngôn, lộng ngôn và... lừa bịp! của tác giả Vũ Hợp Lân trên báo Nhân Dân;
- Tự do ngôn luận và các giới hạn về tự do ngôn luận của tác giả Vũ Văn Tính trên báo Nhân Dân;
- “Đoan Trang - tuổi nhỏ nhưng sai lầm không nhỏ” của tác giả Đông La
- Lời kêu gọi ký tên vào bản: Phản bác tuyên bố 258” trên blog Phản bác Tuyên bố 258
Tạm thời bỏ qua những cách nhìn, cách viết dùng các từ như tiếm danh, loạn ngôn, lộng ngôn, lừa bịp, tạm thời chưa phân tích các phán xét, tấn công cá nhân, hoặc lối quy chụp như mạo danh, phản bội lợi ích dân tộc, lừa bịp dư luận, cầu viện nước ngoài, sỉ nhục quốc gia... Nhìn về mặt tích cực, có thể nói những phản ứng không đồng ý với Tuyên bố 258 là một hình thái tự nhiên, nên có trong một xã hội dân chủ, đa nguyên.
Tuyên bố 258 và Phản bác Tuyên bố 258 cho thấy bước khởi đầu để tiến đến một sinh hoạt đa nguyên trong một xã hội mà thường để giải quyết những bất đồng quan điểm thì việc viện dẫn những điều luật mơ hồ như Điều 258 để bắt bớ lại là phương thức hay được sử dụng nhất.
Để góp phần xây dựng nền tảng cho xã hội đa nguyên ấy, để làm sáng tỏ mọi góc cạnh, quan điểm khác nhau, và quan trọng hơn cả là để cổ vũ sự công khai, đường hoàng, minh bạch và ứng xử văn minh, chúng tôi, những người ký tên trong bức thư mới này, với địa chỉ, chữ ký, người thật đang sống tại Việt Nam, đề nghị:
- Tác giả Vũ Hợp Lân, Vũ Văn Tính, Đông La và những người chủ xướng Phản bác Tuyên bố 258 cùng chúng tôi tranh luận về Tuyên bố 258 cũng như Điều 258 của Bộ luật Hình sự.
- Nếu đồng ý, xin mời các bạn cử đại diện để cùng với đại diện của của Mạng lưới Blogger Việt Nam thảo luận và đồng ý với nhau về thời gian, địa điểm và những nguyên tắc điều hành thảo luận.
- Báo Nhân Dân, nơi đã đăng bài viết của ông Vũ Hợp Lân và cũng là "Tiếng nói của Đảng, Nhà nước và Nhân Dân Việt Nam" như đã xưng danh dưới nhãn hiệu của báo, tham dự và đưa thông tin trung thực.
- Các cơ quan truyền thông của Đảng Cộng sản và Nhà nước đồng đăng tải Tuyên bố 258 vàPhản bác Tuyên bố 258 để nhân dân được biết và có một cái nhìn khách quan.
- Bất kể ai quan tâm đều có thể đến tham dự, tự do ghi hình buổi tranh luận và công bố trên mạng truyền thông xã hội.
Trong tinh thần "nhân dân làm chủ" và mỗi công dân đều có quyền lên tiếng về mọi vấn đề liên quan đến đất nước; trong ước muốn xây dựng nền tảng cho một xã hội thực sự dân chủ và đa nguyên; và trong việc phát huy tính quang minh chính đại, công khai, người thật việc thật, chúng tôi tin rằng những đề nghị trên sẽ được đáp ứng và trả lời trên báo Nhân Dân và những trang web, blog của những cá nhân liên quan.
Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được hồi đáp trước ngày 5 tháng 10 năm 2013.
Để chuẩn bị cho cuộc tranh luận, các bạn có thể liên hệ với Mạng lưới Blogger Việt Nam qua email tuyenbo258@gmail.com hoặc qua comment vào trang blog của Mạng lưới Blogger Việt Nam tại địa chỉ tuyenbo258.blogspot.com.
Đồng ký tên:
1. Nguyễn Hoàng Vi - 107/22 Phan Văn Năm, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, Sài Gòn
2. Huỳnh Thục Vy - Tổ dân phố Tân Hà 2, P. Thống Nhất, Thị xã Buôn Hồ, Đăk Lăk
3. Trịnh Kim Tiến - 288 Tô Hiến Thành, P. 15, Q.10, Sài Gòn
4. Đặng Bích Phượng - P. 1002 - N06, Dịch Vọng, KĐT Mới, Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà Nội
5. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - 24 Đặng Tất, Vĩnh Phước, Nha Trang
6. Hoàng Thu Hà - 358/25/3, Phố Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội
7. Phạm Thanh Nghiên - 17 Liên khu Phương Luu, P. Đông Hải 1, Q. Hải An, Hải Phòng
8. Nguyễn Tường Thụy - 11 Cụm Quỳnh Lân, Xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội
9. Nguyễn Chí Tuyến - Tổ 2 Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội
10. Võ Trường Thiện - 2A, Nguyễn Thị Định, Nha Trang
11. Lã Việt Dũng - 14 Ngõ 26, Đông Tác, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội
12. Vũ Sỹ Hoàng - 20, Đường số 4, Tổ 5, Kp 3, P. Linh Xuân, Q. Thủ Đức, Sài Gòn
13. Nguyễn Văn Viên - 33, Ngõ 132, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
14. Nguyễn Hồ Nhật Thành - 288 Tô Hiến Thành, P. 15, Q.10, Sài Gòn
15. Lê Hồng Phong - 2, Ngõ 560, Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội
16. Nguyễn Đình Hà, 50 Hàng Tre, Hoàn Kiếm, Hà Nội
17. Châu Văn Thi - 180 /1 KP4, Trần Xuân Soạn, P. Tân Hưng, Q. 7, Sài Gòn
18. Lê Văn Dũng - 54, Hà Trì 3, Hà Đông, Hà Nội
19. JB Nguyễn Hữu Vinh - 9, Ngách 21, Ngõ 111, Đường Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội
20. Khổng Hy Thiêm - Suối Tân - Cam Lâm - Khánh Hoà
Rất tôn trọng việc các bạn làm nhưng mình có một số ý kiến nhỏ như sau:
ReplyDelete1. Tại sao các bạn không gửi đến đại biểu quốc hội hoặc lãnh đạo cao cấp của chính phủ hoặc của đảng để đề nghị quốc hội sửa luật?
2. Việc trao tuyên bố như vậy có đúng luật không? Tại sao?
3. Việc làm như vậy có lợi, có hại gì nhân dân VN ? Đã có cuộc khảo sát sự đồng thuận của nhân dân về việc này không? Nếu có thì bao nhiêu % đồng thuận bao nhiêu % không đồng thuận?
Xin cảm ơn!
Các bạn trẻ Việt Nam, muốn đắc dụng hơn nữa, hãy cố gắng trau dồi Anh ngữ hàng ngày, hàng đêm. Hãy giới thiệu cho nhau.
ReplyDeleteNgười Việt hải ngoại, thế hệ thứ nhất, thương mến giới thiệu đến các bạn trẻ trong nước:
Học Anh ngữ, Đài VOA, Blog Trịnh Hội.
http://www.voatiengviet.com/content/khong-phai-chuyen-tuong-giap/1772434.html
Cái gọi là “Bản Hiến Pháp 1992” không phải là hiến pháp thực sự do nhân dân Việt Nam soạn thảo.
ReplyDeleteChính đảng cộng sản đã soạn thảo nó. Nó chỉ là cam kết của đảng cộng sản với nhân dân Việt Nam. Đã là bản cam kết, đảng cộng sản có toàn quyền thi hành hoặc không thi hành.
Nhân dân Việt Nam hiện đang cần có một bản hiến pháp do chính đại diện của nhân dân soạn thảo. Phải có bầu cử tự do để chọn đại diện của nhân dân và soạn thảo hiến pháp của chính nhân dân.
Đại biểu quốc hội hiện nay đều là đảng viên cộng sản. Đảng viên cộng sản không có quyền nói ngược lại ý muốn của những kẻ đứng đầu đảng cộng sản. Đảng viên cộng sản chiếm một trăm phần trăm ghế tại quốc hội. Tất cả đều là những cán bộ tuyên truyền của đảng cộng sản.
Quốc hội hiện tại không phải là quốc hội. Đại biểu tại quốc hội không phải là đại biểu nhân dân mà là cán bộ tuyên truyền của đảng cộng sản tại quốc hội và những người này có nhiệm vụ thực hiện ý muốn của cá nhân những kẻ đứng đầu đảng cộng sản. Đại biểu quốc hội hiện nay chỉ là những chiếc loa của các đảng trưởng của đảng cộng sản.
Sự chống đối của toàn dân đang lan khắp nước. Sự sụp đổ của chế độ cộng sản là điều đương nhiên phải đến. Phát động chiến dịch kêu gọi sửa “hiến pháp cộng sản” là âm mưu sửa hiến pháp để kéo dài chế độ cộng sản và sự cai trị của đảng cộng sản lên toàn dân Việt Nam.
Đảng cộng sản kéo dài sự cai trị của nó đồng nghĩa với tiến trình mất nước của 90 triệu người dân Việt Nam vẫn tiếp tục!
1- Hoặc đảng cộng sản phải tổ chức bầu cử tự do cho Việt Nam có sự chứng kiến của quốc tế
2- Hoặc nhân dân Việt Nam, toàn thể đồng bào Việt Nam phải đứng dậy để tự mình làm công việc ấy, tổ chức bầu cử tự do cho Việt Nam để thành lập chế độ Tự Do – Dân Chủ thực sự cho toàn dân Việt Nam.
Không có con đường nào khác, không có sự lựa chọn nào khác cho đảng cộng sản.
Không có sự lựa chọn nào khác cho toàn dân Việt Nam.
Nghe theo tuyên truyền của đảng cộng sản đồng nghĩa với hơn 85 triệu đồng bào Việt Nam chấp nhận cúi đầu làm nô lệ cho Trung cộng, tức im lặng chấp nhận cái chết đến cho mình và mọi đời con cháu mai sau.
Bọn chúng sửa hiến pháp cộng sản để tiếp tục cai trị, tiếp tục ý đồ bán nước.
Phải dẹp bỏ chế độ cộng sản là giải pháp bắt buộc để ra khỏi con đường nô lệ cho Trung cộng.
Cộng sản là lũ bán nước!
Cộng sản đã bán đứng dân tộc, bán đứng nhân dân! Chúng đã bán từ đời Hồ Chí Minh!