Lần đầu tiên tôi nghe đến chữ “Dân Làm Báo” khi còn đang ở tù.
Chương trình thời sự tối ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Đài Truyền hình Việt Nam
phát toàn văn lệnh của ông Nguyễn Tấn Dũng “chỉ đạo điều tra xử lý việc
đăng tải thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà nước”. Ba trang
blog điện tử “được” nêu đích danh là “Dân làm báo” , “Quan làm báo”, “Biển
Đông” (kèm theo dấu ba chấm tức còn nhiều trang khác) bị kết tội là những tờ
báo“phản động, đăng tải thông tin bịa đặt, bôi đen bộ máy lãnh đạo
Nhà nước...” là“thủ đoạn thâm độc của các thế
lực thù địch”. Ông thủ tướng chỉ thị truy bắt, trừng trị những kẻ có
liên can và cấm cán bộ truy cập vào những trang Web nói trên. Tôi đã hiểu ra
rằng: một nền báo chí “Lề dân” đã thực sự được cất cánh, thực sự đe dọa sự độc
tôn của nền “báo chí nói dối” vốn tồn tại hàng chục năm tại Việt Nam.
Pages
▼
Friday, August 22, 2014
Wednesday, August 13, 2014
Những ngày đầu tiên ở tù ( Phần 2)
Chị buồng trưởng gọi
mọi người dậy sau tiếng kẻng báo thức. Lúc này tôi mới phát hiện chiếc bàn chải
đánh răng đã bị thu giữ trong khi làm thủ tục nhập trại. Tôi nhớ rất rõ, người
cho tôi …vay chiếc bàn chải đánh răng là chị Hà, thường được gọi kèm tên bố là
Hà Ban. Theo quy định, bàn chải đánh răng phải bị chặt cụt đi phân nửa phần cán
với lý do…đề phòng việc tù nhân tự sát hoặc dùng làm hung khí gây án, gây
thương tích cho người khác. Cũng giống như phụ nữ khi vào tù không được phép … mặc
áo xu - chiêng để đề phòng việc…dùng dây áo tự tử. Nhưng những quy định quái gở
này vẫn không làm giảm các vụ “tự sát”, hay những cái chết đầy bí ẩn trong các
nhà tù.
Chị Hà Ban về sau bị
kết án bẩy năm tù giam vì tội “Buôn bán trái phép chất ma túy”. Mặc dù khi khám
nhà và đọc lệnh bắt, công an không tìm ra một chất gì được gọi là ma túy ngoài
mấy chục ống xi-lanh. Bên điều tra lập luận rằng bị can là một con nghiện,
đương nhiên “tàng trữ” xi-lanh không ngoài mục đích tiêm chích ma túy. Có
xi-lanh tức là có hê-rô-in vì thế, việc bắt giữ là đúng người đúng tội, thể hiện
sự nghiêm minh và công bằng của luật pháp.
Sau này, tôi được một bạn tù cho biết chị Hà
Ban đã chết trên trại giam Xuân Nguyên (Hải Phòng) vì căn bệnh AIDS. Và chết
như bao người tù khác: đau đớn, vật vã, tức tưởi và cô quạnh.
Monday, August 11, 2014
Những ngày đầu tiên ở tù: (Phần 1)
(Tôi xin tặng câu chuyện này
cho bạn, những Tù Nhân Lương Tâm “dự khuyết” dưới chế độ cộng sản, để thấy được
những khoảng khắc của một người tù. Tôi luôn hy vọng, trong tương lai gần sẽ
không còn nhiều người Việt Nam phải trải nghiệm cuộc đời mình trong chốn ngục
tù đầy đau thương và mất mát như một cái giá để trả cho Khát vọng Tự Do).
Con người luôn có xu hướng “nói tốt về mình” và cảm thấy dễ dàng
khi nói về những thành công hơn là những điều thất bại. Người ta hay lảng tránh
hoặc giấu kín những sai lầm của bản thân, nhất lại là những sai lầm “ngoài mình
không ai biết”. Nhưng, thành thật với chính mình phải được xem là điều kiện bắt
buộc để trở thành một con người chính trực. Để thấy rằng, mục đích chính không
phải trở thành người hùng mà là cách ta đối mặt và vượt qua những khoảnh khắc sợ
hãi, mềm yếu của mình trước những thử thách đầy cam go, khốc liệt.
Tôi không định cất giữ những “bí mật” của riêng mình trong thời
gian bị cầm tù mặc dù tôi hoàn toàn có thể và có quyền làm như thế. Nhưng, tôi
sẽ kể cho bạn một cách trung thực nhất không chỉ những câu chuyện của chiến thắng,
của khí phách và lòng quả cảm mà cả những câu chuyện về thất bại, về phút giây
hèn yếu của tôi, một tù nhân lương tâm dưới thời cộng sản. Đơn giản vì sự thật
cần phải được biết tới và tôn trọng. Nếu bạn “không may” trở thành một tù nhân
lương tâm như tôi thì hy vọng, những trải nghiệm này sẽ giúp bạn có thêm một
vài kinh nghiệm. Nhất định bạn sẽ chiến thắng, một chiến thắng trọn vẹn vì bạn
giỏi hơn tôi, dũng cảm và thông minh hơn tôi rất nhiều.
Friday, August 01, 2014
Đường đến tòa Đại sứ Úc của đại diện Mạng Lưới Blogger Việt Nam
Hải Phòng và Hà Nội chỉ cách nhau hơn một trăm cây số. Nhưng để có
mặt tại Đại sứ quán Úc tham dự cuộc Hội thảo “Truyền thông Phi Nhà nước ở Việt
Nam trong thời kỳ hiện nay” (do ĐSQ Úc cùng với Liên minh châu Âu, Đại sứ
quán Canada, New Zealand, Na Uy, Hoa Kỳ và Thụy Sĩ cùng đứng ra tổ chức) là một
hành trình đầy khó khăn với chúng tôi. Nhất là trong phái đoàn đại diện Mạng
Lưới Blogger Việt Nam có một cựu Tù nhân lương tâm đang còn bị quản chế là Phạm
Thanh Nghiên.