Pages

Sunday, September 28, 2014

CTMB - Một tháng sau ngày phát động

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Dân Làm Báo - Sau gần một tháng phát động, chiến dịch Chúng Tôi Muốn Biết (CTMB) đã đón nhận được nhiều hưởng ứng rộng rãi. Theo các thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) đây là một nỗ lực lâu dài và tháng vừa qua là giai đoạn I nhằm tạo sự quan tâm của nhiều người và xây dựng nền tảng cho một tiến trình và mục tiêu tranh đấu lâu dài: người dân bước ra khỏi sợ hãi, dùng "Quyền Được Biết" của công dân để công khai đặt vấn đề và tranh đấu cho mọi vấn nạn của đất nước. 
Dân Làm Báo gửi đến bạn đọc trong thôn cuộc phỏng vấn với chị Phạm Thanh Nghiên, một thành viên nòng cốt của MLBVN. Chị là người đã từng bị kết án 4 năm tù giam vì "tội" tọa kháng tại gia để phản đối Tàu cộng xâm lược. Mặc dù đang ở trong tình trạng bị "cầm tù tại gia 3 năm", chị vẫn kiên trì sát cánh cùng với bạn bè trong công cuộc tranh đấu, đặc biệt là với chiến dịch "Chúng Tôi Muốn Biết".
DLB: Sau gần một tháng chuyển động, xin chị cho biết những kết quả đã đạt được của chiến dịch CTMB.
PTN: Theo đánh giá chung của các thành viên cũng như bạn bè mà tôi quen biết thì CTMB đã đạt được một số thành quả đáng khích lệ. Từ những ngày đầu, đã có nhiều khuôn mặt mới, đặc biệt là các bạn trẻ và phái nữ đã hưởng ứng tham gia. Theo tôi, những cá nhân này đã là chất xúc tác dẫn đến sự lên tiếng ủng hộ chính thức của nhiều đoàn thể. Cho đến nay đã có 11 tổ chức đồng hành cùng MLBVN(*). 
DLB: Chị có những ấn tượng nào về những hỗ trợ ấy?
PTN: Xin mời các bạn xem tấm ảnh của Hòa Thượng Thích Nhật Ban, đây là một ngạc nhiên thú vị đối với tôi về những điều mà mỗi người trong chúng ta muốn biết:
Khi khởi động chiến dịch, anh chị em chúng tôi quyết định chỉ dùng khẩu hiệu ngắn gọn là Chúng Tôi Muốn Biết thay vì tập trung vào một vấn đề riêng nào đó. Chọn lựa này nhằm để xác định bản chất nền tảng của chiến dịch: "Quyền Được Biết là một Quyền của Con Người", từ đó mở ngỏ cho mọi cá nhân, tập thể chọn lựa những điều "muốn biết" để tranh đấu. Chỉ với 11 chữ "Tôi Muốn Biết... Lăng Ba Đình... có cái gì? thật không?" thầy Thích Nhật Ban đã công khai mở cho mọi người một "mảng tối" về lãnh tụ tối cao của đảng cộng sản Việt Nam. Nếu bạn đọc 11 chữ ấy, bạn có thể hiểu sâu sắc cụm từ "Tôi muốn biết"; nó không chỉ đơn thuần là một câu hỏi. Dấu ? đã được dùng như một thế đánh công khai.
DLB: Một số người cho rằng họ đã biết rõ thực trạng Việt Nam cần gì phải hỏi và nếu có hỏi đảng và nhà nước cộng sản thì chẳng khác gì đàn gãi tai trâu, chẳng bao giờ họ trả lời. Chị nghĩ sao?

PTN: Tôi cho rằng chúng ta có thể hiểu được thực trạng của Việt Nam, bản chất của chế độ nhưng không thể biết tường tận mọi dữ kiện về tất cả những tội ác mà họ đã gây ra, nhất là những điều nằm trong mảng tối bị che đậy, điển hình là những ký kết trong Hội Nghị Thành Đô. Và cho dù một số người chúng ta biết rõ một vấn đề nào đó thì không có nghĩa là nhiều người dân khác biết tường tận. Chúng Tôi Muốn Biết không phải chỉ để đòi hỏi nhà cầm quyền phải trả lời, nó cần được xem là phương thức công khai để chuyển tải những điều cần được biết đến đám đông và dùng những điều cần phải biết đó để tranh đấu cho sự tồn vong của đất nước. Tôi tin rằng điều tệ hại nhất của một xã hội bị bưng bít thông tin là rất nhiều người không biết rằng họ không biết rất nhiều điều.
Chúng tôi có mong đợi rằng hỏi là sẽ được trả lời không? Dứt khoát là không! Nếu vậy chúng tôi hỏi để làm gì? Chúng tôi "dùng câu hỏi" và "quyền được biết" để công khai cho mọi người biết đất nước chúng ta đang có nhiều vấn đề bị bưng bít và chúng ta sẽ tranh đấu cho ra lẽ. Chỉ có mang ánh sáng soi vào bóng tối thì tội ác mới chấm dứt.
DLB: Cũng có một số người cho rằng chiến dịch CTMB chỉ là những hành động ảo, trên mạng, chụp hình cho vui chứ không có tác động gì. Ngược lại thì có suy nghĩ đây là một chiến dịch sai lầm, tự chỉ đường cho an ninh bắt hết những ai xuất hiện công khai với thông điệp Tôi Muốn Biết. Chị cho biết ý kiến của chị về vấn đề này.
PTN: Đây là nghệ sĩ Kim Chi:
Ai bảo đây là ảo!? Và đây là thầy Phạm Minh Hoàng, chị Đỗ Thị Minh Hạnh, anh Nguyễn Bắc Truyển:
Những người này đã từng bị tù đày vì tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền. Họ có rất nhiều kinh nghiệm và đang tiếp tục hy sinh đời sống riêng tư cho công cuộc chung, vẫn phải đối diện với hiểm họa tù đày thì hẳn nhiên họ phải chọn những hành động tranh đấu nào mà họ cho rằng xứng đáng với những giá phải trả.
Và đây là nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cùng với vợ của ông, người vừa mới ra khỏi tù vì "tội" tranh đấu để bảo vệ chủ quyền biển đảo và đa nguyên, đa đảng:
Chỉ hơn 1 tuần sau 6 năm tù đày, ông đã khẳng định sẽ tiếp tục dấn thân vào con đường đấu tranh dân chủ cho Việt Nam. Một trong những hành động đầu tiên mà ông thực hiện đó chính là việc công khai ủng hộ và tham gia chiến dịch Chúng Tôi Muốn Biết vì theo ông: "Phong trào “Chúng tôi muốn biết” là phong trào đòi hỏi rất chính đáng và thiết thực. Chúng ta sẽ đẩy mạnh cuộc cách mạng dân chủ hóa đất nước bằng những hoạt động “sát sườn” này..." (**)
Về ý kiến cho rằng đây là một chiến dịch sai lầm dẫn đến việc an ninh sẽ bắt hết thì tôi xin được ngắn gọn như sau: Đầu tiên chúng ta phải tự hỏi rằng tại sao quyền được biết là một quyền của con người mà khi con người đòi hỏi quyền này thì sẽ bị tống xuất vào nhà giam? Thứ hai, khi có người muốn biết về một điều gì đó của đất nước mà bị bắt thì điều đó cho thế giới thấy là nhà nước Việt Nam không tôn trọng nhân quyền như họ rêu rao. Thứ ba, khi bị bắt vì muốn biết cụ thể về một vấn đề - điển hình như Hội Nghị Thành Đô thì nhà nước Việt Nam đã mặc nhiên thừa nhận rằng đây là một điểm nhạy cảm mà họ phải bưng bít bằng mọi giá. Kết luận lại là nếu an ninh bắt tất cả chúng ta chỉ vì mỗi người công khai cầm tờ giấy có hàng chữ "Chúng Tôi Muốn Biết" thì thú thật không có gì ngoạn mục và thích thú hơn khi điều đó xảy ra, khi cả nước và khắp nơi trên thế giới chứng kiến hàng trăm người Việt Nam bị bắt chỉ vì "muốn biết".
DLB: Nhân ngày Quốc Tế Quyền Được Biết, một Đêm Ca Nhạc Đấu Tranh “Chúng Tôi Muốn Biết” với tiếng hát của nhiều Tù Nhân Lương Tâm trong nước và các ca sĩ hải ngoại sẽ được tổ chức tại Nam California, dường như chiến dịch này đã lan tỏa và được sự ủng hộ từ đồng bào nước ngoài?
Phạm Thanh Nghiên
PTN: Có được sự đồng hành từ trong ra ngoài nước là một khích lệ lớn đối với chúng tôi. Những sự hỗ trợ từ nước ngoài đã xuất hiện ngay sau tuần lễ đầu của chiến dịch. Từ Virginia, ca sĩ Nguyệt Ánh với ca khúc Tôi Muốn Biết - Chúng Ta Muốn Biết và lời nhắn: "Audio clip này không phải là một ca khúc do Nguyệt Ánh sáng tác, mà chỉ là một tiếng hát đơn sơ từ bên kia bờ đại dương, hát lên những lời từ trái tim, trên bờ môi, trong khối óc, của những người dân Việt Nam đang khát khao được biết Sự Thật và sống với Sự Thật. Bởi vì, cùng hát cùng nói với nhau, chính là để nhắn nhủ nhau rằng Chúng Ta không bao giờ cô đơn trong cuộc chiến đấu cho Sự Thật. Chúng Ta tin tưởng: Sự Thật sẽ giải thoát quê hương Chúng Ta khỏi bóng đêm u ám của dối trá và bạo lực". Sau đó là Nhạc sĩ Trần Bảo Như với ca khúc Chúng Tôi Muốn Biết, nhạc sĩ Quốc Toản và ca sĩ Thế Sơn với "Hát cho Tự Do: Dân Phải Biết! Thức Tỉnh Đi!", nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa với "Tôi Muốn Biết". Bên cạnh đó là nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Bình đã vận động nhiều văn nghệ sĩ trong đó có nhà thơ Trần Trung Đạo, nhạc sĩ Quốc Toản, ca sĩ Thế Sơn, nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn, nhà thơ Ngô Tịnh Yên... cùng đồng hành với phong trào CTMB.
DLB: Chị vừa nói đến phong trào CTMB. Khi nào thì một chiến dịch trở thành một phong trào?
PTN: Khi chiến dịch được khởi xướng bởi một nhóm, đoàn thể và dẫn đến sự tham gia đông đảo hơn của nhiều thành phần, và kéo dài thì lúc đó chiến dịch trở thành phong trào. Như trong Thư ngỏ của MLBVN về chiến dịch Chúng Tôi Muốn Biết: "Từ khắp mọi miền đất nước đã tiếp nối nhau xuất hiện hình ảnh những công dân Việt Nam với hàng chữ "Tôi muốn biết", "I want to know", "Chúng tôi muốn biết", "We want to know", "Được biết là quyền của công dân", "It's our right to know", cũng như nối tiếp nhau xuất hiện nhiều bài viết cổ vũ hay làm sáng tỏ chiến dịch. Chiến dịch "Chúng Tôi Muốn Biết" đang trở thành một phong trào chung của tất cả chúng ta. Trong “phong trào chung của tất cả chúng ta" ấy, Mạng Lưới Blogger Việt Nam tự xem mình là một phần tử nhỏ bé của tập hợp..." Và chúng tôi thật sự tin như thế.
DLB: Những bước kế đến cho chiến dịch này? và khi nào thì phong trào Chúng Tôi Muốn Biết chấm dứt?
PTN: MLBVN đã hoàn tất giai đoạn đầu kéo dài 1 tháng của chiến dịch CTMB. Đó là khai mở ý niệm và tìm kiếm sự hỗ trợ của mọi người. Tôi tin rằng MLBVN đã thành công và đạt được mục tiêu ngắn hạn đã dự tính ban đầu. Ngày hôm nay, như tôi đã trình bày, CTMB từ một chiến dịch đã lan toả thành một phong trào chung. 
Bước kế đến là nhiều đoàn thể, cá nhân độc lập cùng nhau vận động nhiều người cùng đặt vấn đề, tranh đấu để yêu cầu Quốc hội phải bạch hóa Hội Nghị Thành Đô với những ký kết giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Tàu cộng mà chúng ta chỉ có thể suy đoán những dữ kiện tiềm ẩn ở đằng sau, nhưng hậu quả của nó thì ai cũng đã thấy rõ là có những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sự tồn vong của Tổ quốc. CTMB là một thế đánh của phong trào Dân Chủ. Đây là một tiến trình dài, nhiều gian nan, thử thách và chỉ thật sự chấm dứt khi Việt Nam có Tự Do và Dân Chủ.

Nhân đây tôi cũng muốn chia sẻ cùng mọi người về khuynh hướng hoạt động của MLBVN: trong việc chọn lựa một công việc, một hành động, chúng tôi không chọn công việc mà người giỏi nhất, can đảm nhất có thể làm. Ngược lại chúng tôi chọn hành động dễ nhất, đơn giản nhất mà bất kỳ người dân nào cũng đều có thể làm được. Chúng tôi tin rằng một ngọn sóng lớn sẽ mau chóng tan vỡ thành bọt biển nhưng hàng nghìn đợt sóng lăn tăn sẽ tạo nên những ngọn sóng thần. Chúng tôi tin vào số đông, tin vào những hành động nhỏ bé của hàng nghìn người sẽ làm nên những cuộc đổi thay. 
DLB: Xin cám ơn chị Phạm Thanh Nghiên. Ban Biên Tập DLB tin rằng Quyền Được Biết là một thế đánh nhằm giúp dân Biết Được Quyền, là bước khởi đầu để nhiều người bước ra khỏi sự sợ hãi.
Nhà báo Trương Minh Đức
Ông Nguyễn Văn Ngọc và HT Thích Nhật Ban
Những chiếc áo WE want to know được tự thực hiện 
để chào mừng Ngày Quốc Tế Quyền Được Biết



* Hình banner: PHO.
__________________________________________
Chú thích: 
(*) 

No comments:

Post a Comment