Pages

Wednesday, October 22, 2014

Nhớ anh Điếu Cày


                                    Nhớ anh Điếu Cày

Lần đầu tiên tôi nói chuyện với anh là vào tháng 3 năm 2007, khi tôi vừa đi Thanh Hóa về ít hôm và viết phóng sự “Uất ức- biển ta ơi!”. Anh khen tôi viết hay. Chỉ là cuộc nói chuyện qua điện thoại rất ngắn ngủi nhưng tôi thật sự rất ấn tượng và chúng tôi coi nhau như anh em. Lần thứ hai vào đầu tháng 4, và cũng là lần sau cùng vì không đầy nửa tháng sau anh bị bắt. Anh giải thích cho tôi nghe vì sao anh chọn cái tên Điếu Cày.


Điếu Cày trẻ hơn so với tuổi, vì thế tôi …lỡ kêu anh bằng  “anh”. Khi biết tuổi của anh, tôi chuyển qua gọi bằng “chú”.  Điếu Cày mắng: “Đừng gọi anh bằng chú. Đồng đội không ai xưng hô thế”. Tôi nhớ lắm cuộc nói chuyện hôm đó. Chúng tôi trao đổi với nhau một số dự tính cho công việc. Đang nói chuyện, tôi nghe rất nhiều tiếng ồn ào trong nhà anh. Điếu Cày nói đó là tiếng đập cửa và quát tháo của công an. Cuộc nói chuyện của chúng tôi buộc phải chấm dứt và anh bị “khiêng” đi làm việc theo miêu tả của anh sau đó.

Thursday, October 16, 2014

Phạm Thanh Nghiên: Hãy đến vì chúng tôi cần các bạn!

Phạm Thanh Nghiên, một trong ba đại diện của nhóm trao văn bản "Yêu cầu Quốc hội bạch hóa Hội nghị Thành Đô" kêu gọi mọi người đồng hành và tham gia chiến dịch này.  
Bản yêu cầu dự trù sẽ được trao trực tiếp cho quốc hội vào ngày thứ Tư, 15 tháng 10 năm 2014, tại:
- Hà Nội: Ban Dân Nguyện - 22 Hùng Vương, quận Ba Đình

- Sài Gòn: Văn phòng Quốc hội - 56-58 Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận


Sunday, October 12, 2014

Lời kêu gọi thực thi Quyền Được Biết của người dân: "Yêu cầu Quốc hội bạch hóa Hội nghị Thành Đô"



Để tiếp tục thực hiện điều "Chúng Tôi Muốn Biết", một văn bản "Yêu cầu Quốc hội bạch hóa Hội nghị Thành Đô" sẽ được trao cho Quốc hội vào ngày:

Thứ Tư, ngày 15 tháng 10 năm 2014, tại:
Ban Dân Nguyện - 22 Hùng Vương, quận Ba Đình, Hà Nội
Văn phòng Quốc hội - 56-58 Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, Sài Gòn.

Cho đến thời điểm này, tại Hà Nội và Sài Gòn đã lựa chọn ra một số đại diện để trực tiếp đi trao bản yêu cầu cho Ban Dân Nguyện và Văn Phòng Quốc Hội vào ngày 15/10 sắp tới.

Quyền Được Biết là một quyền phổ quát của mọi công dân và Hội nghị Thành Đô có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận mệnh của dân tộc. Do đó, chúng tôi xin kính mời mọi người hưởng ứng tham gia vào việc trao yêu cầu này.

Thời gian tập trung tại 2 địa điểm nêu trên là vào lúc 9 giờ sáng.

Đại diện:

Phạm Thanh Nghiên
Nguyễn Phương Uyên
Nguyễn Xuân Nghĩa

Sau đây là nội dung của bản yêu cầu:

Yêu cầu Quốc hội bạch hóa Hội nghị Thành Đô

Vào ngày 4 tháng 9 năm 1990,
tại thành phố Thành Đô (Trung Quốc) những người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam và đảng cộng sản Trung Quốc đã ký kết nhiều điều khoản liên quan đến quan hệ giữa hai nước, đặc biệt đến vận mệnh của Tổ quốc Việt Nam. Đến nay, sau gần một phần tư thế kỷ, nhân dân Việt Nam vẫn hoàn toàn không biết nội dung của hội nghị này.