Pages

Monday, December 07, 2015

Nhật ký biểu tình.


Tôi gọi đùa cuộc biểu tình ngày 5/11 vừa rồi là “trận chiến đường phố” đầu tiên của tôi sau 4 năm tù giam, 3 năm tù nhà. Đó cũng là lần đầu tiên tôi “tham chiến” ở đất Sài Gòn. Tôi chưa bao giờ đi xa, và đi lâu như thế, trừ đi tù.
 
Biểu tình tại Sài Gòn 5/11/2015. Ảnh Dân Làm Báo
Và tôi đi bí mật. Thế nên, cả “phe ta” lẫn “phe nó” đều ngạc nhiên khi thấy tôi - một cô gái Hải Phòng- xuất hiện trong đoàn người biểu tình tại Sài Gòn. Trời đất quỷ thần ơi! Không làm gì xấu, không làm gì khuất tất mà phải giấu giấu diếm diếm, sợ lộ. Để có cơ hội biểu thị lòng yêu nước, nhiều người phải bí mật “trốn” khỏi nhà một vài ngày hoặc nhiều hôm trước đó. Rồi ẩn náu ở một nơi khác, tiếng lóng gọi là “dạt vòm” để có mặt đúng thời gian và địa điểm đã được thông báo công khai từ trước. Chắc Việt Nam là một trong những đất nước ít ỏi còn sót lại trên thế giới mà người dân muốn bày tỏ lòng yêu nước phải vất vả, khổ sở và chịu đựng hiểm nguy như thế.


Tôi ngậm ngùi nhớ lại cuộc biểu tình lịch sử 8 năm về trước, ngày 9/12/2007 tại Hà Nội. Đó là cuộc biểu tình bày tỏ lòng yêu nước đúng nghĩa đầu tiên của người dân Việt Nam sau năm 1975. Trước đó mấy hôm, tôi nhận được email của người lính già Vũ Cao Quận vẻn vẹn mấy chữ: “Hẹn cháu và chú Nghĩa ở chân tượng đài lão I-Lích “thổ tả” lúc 9 giờ ngày 9/12 nhé”.
Cũng may, cả ba người Hải Phòng chúng tôi (bác Quận, chú Nghĩa và tôi) bằng cách riêng của mình cũng đã vượt thoát được hàng rào mật vụ án ngữ trước cổng nhà để có mặt trước Đại sứ quán Trung cộng, đối diện với tượng đài Lê-nin mà bác Quận gọi là “lão I-Lích thổ tả”, để biểu tình.


Tám năm về trước, chỉ mình tôi lạc lõng, lần mò lên Hà Nội rồi tìm cách nhập vào dòng người biểu tình. Lần này tôi có thêm những người bạn đồng hành. Họ là những cựu tù nhân lương tâm như Đỗ Thị Minh Hạnh, Trương Minh Đức, Huỳnh Anh Tú, Trần Ngọc Anh, các anh chị em khác như vợ chồng anh Đỗ Tửng, anh Trần Bang, Nguyễn Hoàng Vi, An Nam Dương Lâm và mấy em sinh viên. Cả thảy hơn mười người.

Hơn mười người cũng “chiến”! Chúng tôi bảo nhau, và bắt đầu đi bộ dọc con phố gần công viên Lê Văn Tám với những biểu ngữ trên tay. Chị Trần Ngọc Anh, tôi và Đỗ Thị Minh Hạnh thay nhau cầm loa, bắt nhịp cho các anh chị em còn lại cùng hô theo:
-Trường Sa- Hoàng Sa- Việt Nam!
-Đả đảo Trung cộng xâm lược!
-Phản đối giết ngư dân Việt Nam!  
-Tập Cận Bình cút xéo khỏi Việt Nam!
 
Ảnh: DLB
Hơn mười người chúng tôi lẻ loi, đơn độc nhưng kiêu hãnh bước đi bên dòng người xe tấp nập, có phần vô cảm của người dân thành phố. Và giữa rất đông những bóng áo đảng của nào là công an sắc phục, mật vụ, dân phòng, thanh niên xung phong và… quần chúng tự phát.
Chúng tôi vẫn cứ đi, và hô lớn:
-Sơn hà nguy biến, xin đừng vô cảm!

Hô xong câu ấy, tôi chực khóc.
Đến những đoạn đường đông, tôi thấy một số người giơ cao chiếc điện thoại hướng về phía chúng tôi. Có người vẫn ngồi trên xe gắn máy nhưng giơ bàn tay lên vẫy, rồi hô theo. Có người khẽ gật đầu với ánh mắt ngậm ngùi, đồng cảm. Như được khích lệ, tôi dõng dạc hơn:
-Lịch sử ngàn năm cha ông ta đánh giặc ngoại xâm phương Bắc chưa bao giờ khuất phục. Bây giờ chúng ta phải đứng lên. Đả đảo Trung cộng xâm lược! Trường Sa- Hoàng Sa- Việt Nam!
Lúc này thì tôi khóc thật. Lần nào biểu tình tôi cũng khóc.


Chúng tôi nhắm hướng có trụ sở lãnh sự quán Trung cộng mà đi. Công an, mật vụ vẫn dày đặc mọi ngả đường. Trông kìa, một đoàn người giơ cao biểu ngữ, hô vang khẩu hiệu đang tiến lại gần. Vỡ òa trong niềm vui khôn xiết, chúng tôi ôm chầm lấy nhau, toàn những anh em, đồng đội chỉ mới nghe tên qua mạng Internet, nhưng thân thiết lạ thường. Hai đoàn nhập một, chúng tôi tiến lên phía trước.
Tiếng hô: “Hoàng Sa- Trường Sa- Việt Nam!, “Tập Cận Bình cút xéo khỏi Việt Nam!”,…lúc này đã lớn hơn, dõng dạc và có lửa hơn.

Và rồi những tiếng thét vang trời đồng loạt cất lên, ầm ầm và sôi sục. Đoàn biểu tình thứ ba kìa, đông gấp mấy lần hai đoàn chúng tôi gộp lại. Tôi cảm nhận rất rõ máu từ trái tim mình lan khắp cơ thể, nóng hổi và gấp gáp. Thật khó để diễn tả bằng lời niềm cảm động khi nhìn thấy nhau, nhận ra nhau và cùng hòa chung một tiếng gọi: tiếng gọi của lương tâm và trái tim, của niềm trắc ẩn và tình yêu với Non sông Tổ quốc. Thân thương lắm những gương mặt quen lẫn chưa quen. Những cái bắt tay, những cái ôm siết chặt. Những nụ cười và giọt nước mắt của giây phút hội ngộ đầy cảm động, thoáng chút xót xa. Không xót xa sao được khi cuộc hội ngộ này không dành cho niềm vui chiến thắng, hay hân hoan vui mừng. Sơn hà nguy biến kéo chúng tôi -những con người nhỏ bé đến gần với nhau, góp sức chung lòng mong đất nước  hồi sinh.

Anh Đỗ Từng, tôi và cựu Tù nhân chính trị Huỳnh Anh Tú. Ảnh DLB

Cùng lúc ấy tại Hà Nội, một cuộc biểu tình cũng đang diễn ra.

“Trường Sa- Hoàng Sa- Việt Nam!”. Bất cứ ai trong số hơn 90 triệu người Việt Nam đều có thể thốt ra câu nói ấy, như một sự thật hiển nhiên. Nhưng mấy ai vì lòng tự tôn dân tộc để dám xuống đường rồi chịu bị đánh đập, bị bắt bớ, bị bầm dập và cầm tù để kiêu hãnh khẳng định chân lý ấy. Tiếng hô ở hai đầu đất nước, của những con người đơn độc, quả cảm nhất thời có thể chưa kéo được hàng ngàn người Việt khác xuống đường bày tỏ chính kiến. Nhưng chí ít, cũng là bước khởi đầu giúp cho không ít đồng bào thức tỉnh và bước qua sự sợ hãi. Và ngày mai, chính những con người còn thờ ơ ngày hôm nay sẽ đứng lên làm một cuộc đổi thay vận nước.

Khí thế ngút trời, chúng tôi đi. Và hát:
Biểu tình tại Hà Nội. Nguồn hình; FB Lan Lê
Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn
Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang
Lê sau bàn chân gông xiềng một thời xa xăm
Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loàng xoàng…
(Việt Nam quê hương ngạo nghễ- Nguyễn Đức Quang).

Đoàn biểu tình dừng lại trước cổng trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. Hoàng Dũng và Đỗ Thị Minh Hạnh dùng tay bắc loa hô, giọng khàn đi: “Sinh viên ơi hãy thức tỉnh! Sinh viên ơi xin đừng vô cảm!”. Chúng tôi đồng loạt hô theo.

Đội quân “còn đảng còn mình” trà trộn trong đoàn người biểu tình. Chúng giật băng rôn, khẩu hiệu và xô đẩy chúng tôi, rồi chuồn đi rất nhanh, rất chuyên nghiệp.
Lúc này đoàn biểu tình đã tiến gần bờ hồ Con Rùa. “Sắp có đàn áp!” Tôi thì thầm với mấy người bên cạnh khi thấy “quân đỏ” đã di chuyển, tiến sát đoàn biểu tình.
-Lãnh sự quán Trung cộng thẳng tiến!
Một người hô.
-Đúng, cứ hướng Lãnh sự quán Trung cộng mà tiến.
Một số người đồng tình, đáp lại.
Đoàn biểu tình chỉ tiến được vài bước, phải dừng lại. Dày đặc những bóng áo xanh xếp thành hình vòng tròn dồn chúng tôi vào giữa.
-Tọa kháng đi! Không cho đi thì mình tọa kháng!
Chúng tôi đồng loạt ngồi xuống và tiếp tục hát bài “Việt Nam quê hương ngạo nghễ”.
Phía quân đỏ bắc loa, yêu cầu người dân giải tán, và giở dọng tuyên truyền (láo):
-Bán anh em xa mua láng giềng gần.
Người người biểu tình đáp lại:
-Láng giềng khốn nạn, láng giềng xâm lược!
Chị Sương Quỳnh, hội viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng hét lớn:
-Yêu cầu mở đường cho chúng tôi đi.

Đoàn biểu tình vẫn tọa kháng. Hàng rào quân đỏ siết chặt hơn. Chúng bắt đầu xô đẩy khiến một số anh em ngã chồng lên nhau. Một vài biểu tình viên bị sái cổ chân. Tôi khó thở vì bị ép vào giữa đám đông. Nếu không có hai cú đấm trời giáng của một tên mật vụ nào đó vào giữa đỉnh đầu chắc tôi đã ngất xỉu. Vừa định thần lại, tôi thấy xung quang mình thưa người dần. Hết người này đến người khác bị chúng bắt, lôi xềnh xệch trên mặt đường rồi quẳng lên xe, chở đi. Vừa lôi, chúng vừa đánh, vừa cướp điện thoại. Cuộc bắt bớ, đàn áp, đánh đập diễn ra rất nhanh, rất gọn. Tôi đã chuẩn bị một cuộc bắt bớ dành cho mình. Tôi nói với anh Huỳnh Anh Tú:
-Cho em xin chai nước tí vào đồn em uống. Em không uống nước của tụi nó đâu.
Tôi vừa nói dứt câu thì nghe thấy những tiếng la thất thanh: “Máu, đổ máu rồi!”

Quay qua nhìn thấy anh Trần Bang với bộ mặt bê bết máu. Tôi lúng túng không biết làm gì. Định đưa tay lau máu cho anh thì “rầm” một cái, Nguyễn Hoàng Vi đổ xuống ngay dưới chân tôi. Cách đó vài bước, chị Trần Ngọc Anh cũng đang nằm bất tỉnh. Tôi vuốt ngực cho Hoàng Vi vì lúc ấy Vi khó thở, mặt tái mét. Số người chưa bị bắt tính trên đầu ngón tay, thay nhau chăm sóc cho Hoàng Vi và chị Ngọc Anh. Chúng tôi bất lực nhìn quân đỏ lôi anh Trần Bang đi, máu từ đầu, từ mặt anh nhỏ giọt xuống đường. Lúc ấy, vẫn nghe tiếng anh hét lớn: “Đây là vết máu của Tập Cận Bình, vết máu của Tập Cận Bình. Vì Tập Cận Bình mà tôi bị đánh”. Đến lượt Nguyễn Hoàng Vi bị chúng lôi đi nốt. Rồi cả Anh Huỳnh Anh Tú cũng bị kéo lê trên đường khi anh vừa sốc nách chị Trần Ngọc Anh đứng dậy. Chỉ còn mấy chị em chúng tôi là chưa bị bắt, dìu chị Ngọc Anh lên xe taxi đến bệnh viện.
Cuộc biểu tình tại Hà Nội và Sài Gòn bị đàn áp nặng nề. Có hàng chục người bị bắt, bị đánh đập đến trọng thương. Hơn một ngày sau, số người bị bắt mới lần lượt được thả về.


Tôi sẽ không bao giờ quên những gương mặt của ngày 5/11/2015.  Cũng như không bao giờ quên khí thế của cuộc biểu tình 8 năm về trước. Càng không quên những cuộc biểu tình không thành với vẻn vẹn mấy anh em, chú cháu chúng tôi của những năm 2008. Đấy là những Vi Đức Hồi, Nguyễn Thượng Long, Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Phương Anh, Lê Thị Kim Thu, Phạm Văn Trội, Vũ Văn Hùng, Ngô Quỳnh, Nguyễn Tiến Nam… (*). Bây giờ nghĩ lại lòng mắt vẫn còn cay. Nhưng cũng tự an ủi rằng, chính những con người ít ỏi, lẻ loi của ngày hôm qua sẽ là những bắt đầu cho số đông với sức mạnh như vũ bão cho ngày mai. Ngày mai của Tự do, Dân chủ thực sự.


(*): Sau cuộc biểu tình ngày 9/12/2007, đã có một số cuộc biểu tình nổ ra. Có cuộc tập hợp được số đông, có cuộc không. Điển hình là thời gian đầu năm 2008, một số cuộc biểu tình đã không thể diễn ra vì sự đàn áp quá mạnh tay từ nhà cầm quyền. Những con người kể trên chính là những người đã nỗ lực để tham gia, tổ chức những cuộc biểu tình thời gian đó.








2 comments:

  1. www.facebook.com/ChinhdanhhoaVietnam
    ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CẦN GIẢI MÃ TÀI LIỆU TUYỆT ĐỐI BÍ MẬT CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

    Mặc dù cái được gọi là Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (HCT) được Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương (BCT) Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) chính thức công bố và giải thích qua Thông báo số 151-TB/TW đề ngày 19 tháng 8 năm 1989 [1], nhưng mãi cho đến hôm nay, vẫn còn nhiều nghi vấn chưa được làm sáng tỏ. Nghi vấn hàng đầu là tại sao một di chúc xem chừng rất giản dị lại được HCT cho là “tuyệt đối bí mật”? Phải chăng trong di chúc có những điều “bí mật” có phương hại đến “an ninh quốc gia” hay “sự tồn vong của ĐCSVN” nếu được công bố?
    Bí mật về bản di chúc thứ tư của HCT
    Nghi vấn về Di chúc của HCT có cơ sở rất vững chắc qua lời kể của ông Vũ Kỳ, nguyên thư ký của HCT. “Ông Hồ Chí Minh bắt đầu viết Di chúc từ tháng 5.1965, sau đó cứ vào tháng 5 hàng năm lại viết lại, viết thêm. Cho nên có tới bốn bản Di chúc bổ sung cho nhau. Ông Vũ Kỳ kể chuyện là ngày 2.9.1969, sau khi ông Hồ Chí Minh mất, váo buổi tối ông Phạm Văn Đồng đến nơi đặt thi hài ông Hồ. Ông Vũ Kỳ đưa ra chiếc phong bì lớn đựng cả bốn bản Di chúc. Ông Phạm Văn Đồng đưa cả hai tay ra ngăn lại: ‘Không, tôi không nhận. Đây là chuyện hệ trọng, để sáng mai, có đầy đủ Bộ Chính trị, đồng chí đưa ra.’ Sáng 3.9.1969, có đầy đủ Bộ Chính trị, ông Vũ Kỳ đưa ra chiếc phong bì lớn ấy. Ông Lê Duẩn liền cầm lấy rồi gọi ông Hoàng Tùng, Tổng biên tập báo Nhân Dân vào phòng nhỏ bên cạnh. Ông Duẩn tự quyết định chỉ đưa ra một bản, cắt bỏ, sửa chữa vài chỗ rồi giao cho ông Hoàng Tùng công bố. Tất cả các bản còn lại ông Duẩn giao cho ông Trần Quốc Hoàn giữ như văn kiện tuyệt đối bí mật. Cho đến khi ông Trần Quốc Hoàn thôi chức Bộ trưởng Bộ Công An và chức ủy viên Bộ Chính trị (tháng 3.1982), ông Vũ Kỳ không tài nào lấy lại được tập Di Chúc ấy. Chỉ đến khi ông Trần Quốc Hoàn ốm nặng, ông Vũ Kỳ mới moi được bí mật qua lời hấp hối của ông Trần Quốc Hoàn: ‘… trong két sắt đặt ở nhà riêng, ngăn thứ hai, tầng dưới cùng.’ Thế là cả tập nguyên bản di chúc được tìm thấy.” [2]
    Vì thế, sau khi HCT qua đời, người dân Việt Nam chỉ biết có một bản di chúc do BCT công bố vào ngày 3 tháng 9 năm 1969. Bản di chúc nầy là bản di chúc thứ ba đề ngày 10 tháng 5 năm 1969.

    ReplyDelete
  2. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CẦN GIẢI MÃ TÀI LIỆU TUYỆT ĐỐI BÍ MẬT CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

    Mặc dù cái được gọi là Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (HCT) được Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương (BCT) Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) chính thức công bố và giải thích qua Thông báo số 151-TB/TW đề ngày 19 tháng 8 năm 1989 [1], nhưng mãi cho đến hôm nay, vẫn còn nhiều nghi vấn chưa được làm sáng tỏ. Nghi vấn hàng đầu là tại sao một di chúc xem chừng rất giản dị lại được HCT cho là “tuyệt đối bí mật”? Phải chăng trong di chúc có những điều “bí mật” có phương hại đến “an ninh quốc gia” hay “sự tồn vong của ĐCSVN” nếu được công bố?
    Bí mật về bản di chúc thứ tư của HCT
    Nghi vấn về Di chúc của HCT có cơ sở rất vững chắc qua lời kể của ông Vũ Kỳ, nguyên thư ký của HCT. “Ông Hồ Chí Minh bắt đầu viết Di chúc từ tháng 5.1965, sau đó cứ vào tháng 5 hàng năm lại viết lại, viết thêm. Cho nên có tới bốn bản Di chúc bổ sung cho nhau. Ông Vũ Kỳ kể chuyện là ngày 2.9.1969, sau khi ông Hồ Chí Minh mất, váo buổi tối ông Phạm Văn Đồng đến nơi đặt thi hài ông Hồ. Ông Vũ Kỳ đưa ra chiếc phong bì lớn đựng cả bốn bản Di chúc. Ông Phạm Văn Đồng đưa cả hai tay ra ngăn lại: ‘Không, tôi không nhận. Đây là chuyện hệ trọng, để sáng mai, có đầy đủ Bộ Chính trị, đồng chí đưa ra.’ Sáng 3.9.1969, có đầy đủ Bộ Chính trị, ông Vũ Kỳ đưa ra chiếc phong bì lớn ấy. Ông Lê Duẩn liền cầm lấy rồi gọi ông Hoàng Tùng, Tổng biên tập báo Nhân Dân vào phòng nhỏ bên cạnh. Ông Duẩn tự quyết định chỉ đưa ra một bản, cắt bỏ, sửa chữa vài chỗ rồi giao cho ông Hoàng Tùng công bố. Tất cả các bản còn lại ông Duẩn giao cho ông Trần Quốc Hoàn giữ như văn kiện tuyệt đối bí mật. Cho đến khi ông Trần Quốc Hoàn thôi chức Bộ trưởng Bộ Công An và chức ủy viên Bộ Chính trị (tháng 3.1982), ông Vũ Kỳ không tài nào lấy lại được tập Di Chúc ấy. Chỉ đến khi ông Trần Quốc Hoàn ốm nặng, ông Vũ Kỳ mới moi được bí mật qua lời hấp hối của ông Trần Quốc Hoàn: ‘… trong két sắt đặt ở nhà riêng, ngăn thứ hai, tầng dưới cùng.’ Thế là cả tập nguyên bản di chúc được tìm thấy.” [2]
    Vì thế, sau khi HCT qua đời, người dân Việt Nam chỉ biết có một bản di chúc do BCT công bố vào ngày 3 tháng 9 năm 1969. Bản di chúc nầy là bản di chúc thứ ba đề ngày 10 tháng 5 năm 1969.
    www.facebook.com/ChinhdanhhoaVietnam

    ReplyDelete