Trưa nay 30/12/2021, tôi nhận được giấy triệu tập lần thứ 2 của cơ quan An ninh điều tra- CA Tp HCM yêu cầu 8g sáng mai 31/12/2021 đi “làm việc”. Chính xác là chồng tôi ký và nhận giúp vì khi ấy tôi không có nhà. Anh công an khu vực giải thích là đã mang giấy đến từ hôm qua 29/12 nhưng vợ chồng tôi đi vắng, thành ra không chuyển được.
Pages
Thursday, December 30, 2021
Monday, December 27, 2021
THƯ HỒI ĐÁP GỬI CƠ QUAN ANĐT - CA TP HCM
Ngày 23/12/2021, tôi nhận được Giấy triệu tập của Cơ quan ANĐT- CA Tp HCM yêu cầu có mặt tại trụ sở cơ quan này tại địa chỉ 161 Nguyễn Du, phường Bến Thành, quận 1 vào lúc 8 giờ sáng ngày 27 (tức hôm nay) để “làm việc”. Do giấy triệu tập không nêu rõ lý do “làm việc” là làm việc với nội dung gì, nên tôi không đi. Tôi đã gửi văn bản yêu cầu Cơ quan ANĐT- CA TpHCM cần ghi rõ lý do triệu tập (để làm việc gì) như nội dung dưới đây.
Thiết nghĩ, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Và công an (hay cơ quan công an) là người đại diện cho pháp luật khi làm việc với công dân thì càng phải tuân thủ mọi quy định của pháp luật.
Dưới đây là nội dung “Giấy Yêu cầu” mà tôi đã gửi đến Cơ quan ANĐT -CA Tp HCM hôm 24/12/2021.
(* Nhân thể, đăng luôn tin nhắn hả hê, đe doạ của các lồng chí phò đảng cho bà con biết thế nào là văn minh, nhân đạo, vinh quang)
Sài Gòn, Việt Nam ngày 24 tháng 12 năm 2021
GIẤY YÊU CẦU
(Về việc: Làm rõ nội dung làm việc khi triệu tập)
Kính gửi: Cơ quan An ninh Điều tra- Công an Tp HCM.
Tôi là Phạm Thanh Nghiên
Hiện trú tại: 25/33/22 Bùi Quang Là, phường 12 quận Gò Vấp, Sài Gòn.
Ngày 23/12/2021, tôi có nhận được “Giấy triệu tập” số 06 của Cơ quan An ninh điều tra – Công an TP.HCM với yêu cầu “ Đúng 8g00 ngày 27/12/2021 có mặt tại cơ quan an ninh để làm việc”.
Do nội dung triệu tập được ghi như trên, nên tôi không thể biết được việc triệu tập này là để “Làm việc” với nội dung gì ?
Vì vậy, tôi làm văn bản này để yêu cầu Cơ quan An ninh như sau:
- Cần ghi rõ nội dung làm việc về nội dung gì ? Ví dụ “ làm việc về nội dung một số bài viết..”; “ Làm việc về nội dung liên quan đến hành vi của ông, bà X, Y, Z….”.
Yêu cầu này là để có sự chuẩn bị cho buổi làm việc được hiệu quả và đầy đủ về nội dung. Trong trường hợp không báo trước về nội dung, hoặc nội dung làm việc không rõ ràng, có thể tôi không thể nhớ được hết những vấn đề mà cơ quan an ninh cần biết trong buổi làm việc ngày 27/12/2021.
Xét thấy các nội dung đã ghi trên đây là phù hợp với quy định của pháp luật, nên cơ quan an ninh điều tra cần thực hiện theo yêu cầu của tôi.
Sài Gòn ngày 2412/2021
NGƯỜI YÊU CẦU
Phạm Thanh Nghiên.
(Đã ký)
NHỮNG GÌ CHƯA KỂ VỀ TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM ĐỖ NAM TRUNG
Tôi chỉ gặp Đỗ Nam Trung đúng hai lần. Lần đầu tiên vào ngày 28 Tháng Mười Một 2015 tại lễ đính hôn của tôi ở Hải Phòng. Lần thứ hai sau đó ít hôm, khi tôi từ Hải Phòng lên Hà Nội để chào tạm biệt một số anh chị em trước khi vào Sài Gòn sinh sống. Ít gặp mặt, song tôi thật sự ấn tượng bởi phong cách có phần hơi “bụi bặm” nhưng cởi mở, thân thiện của Đỗ Nam Trung.
Đỗ Nam Trung trong một cuộc biểu tình chống Trung Cộng
Friday, December 17, 2021
Không chỉ là những án tù
Chưa đầy 24 giờ sau khi kết án nhà báo Phạm Đoan Trang, trưa ngày 15 Tháng Mười Hai 2021, cái gọi là “Tòa án nhân dân” thành phố Hà Nội đã vội vã “dí” cho ông Trịnh Bá Phương 10 năm và bà Nguyễn Thị Tâm sáu năm tù giam. Ngoài ra, ông Phương và bà Tâm còn bị tuyên lần lượt năm và ba năm “tù nhà” mà luật pháp hiện hành gọi là “quản chế” sau khi mãn hạn tù. Cả hai nông dân kiêm nhà hoạt động nhân quyền “bất đắc dĩ” đều bị cáo buộc tội danh “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo điều 117- BLHS năm 2015.
Friday, December 03, 2021
ĐÔI DÒNG VỀ NGƯỜI TÙ THẾ KỶ TRƯƠNG VĂN SƯƠNG
Đây là ông Trương Văn Sương, cựu sĩ quan VNCH. Ông đã bị giam giữ suốt 33 năm cho đến khi qua đời trong nhà tù Ba Sao (Nam Hà). Ông Trương Văn Sương bị bắt năm 1984 vì bị coi là kẻ thù của chế độ. Mà ông Sương là kẻ thù của chế độ độc tài thật. Ông tham gia tổ chức chính trị của nhà yêu nước Trần Văn Bá, người sau đó đã bị kết án tử hình. Ông Sương, quê ở Sóc Trăng nhưng sau khi bị kết án tù chung thân thì ông bị lưu đày ra Bắc và bị giam tại nhà tù Nam Hà.