Pages

Wednesday, April 29, 2020

Mọi Chuyện Sẽ Tệ Hơn Thôi


“Hai nguồn tin nội bộ của Facebook đã xác nhận với hãng tin Reuters hôm thứ Ba rằng Facebook đã đồng ý kiểm duyệt những nội dung “chống chính quyền” tại Việt Nam theo yêu cầu của chính quyền sau khi các nhà mạng bóp băng thông truy cập vào trang mạng xã hội này
Từ đầu năm 2020 cho đến nay, có những lúc người dùng tại Việt Nam không thể tải và sử dụng đươc trang Facebook. Điều này đã được hai nguồn tin nói trên mô tả là phương cách chính quyền Việt Nam dùng để gây áp lực đến Facebook. Họ cho biết các công ty cung cấp dịch vụ mạng tắt các máy chủ của họ ở Việt Nam, khiến trang Facebook không thể hiển thị ổn định trong vòng bảy tuần.

“Chúng tôi tin rằng họ hành động như vậy để gây áp lực lớn ép chúng tôi tuân thủ nhiều hơn các yêu cầu pháp lý gỡ bỏ những nội dung mà người dùng của chúng tôi ở Việt Nam thấy được”, một trong hai nguồn tin nói với Reuters.

Trả lời Reuters qua email, Facebook cũng xác nhận rằng, tuy rất bất đắc dĩ nhưng công ty đã chấp thuận tuân thủ với lời yêu cầu từ Việt Nam trong việc “ngăn chặn quyền truy cập của người dùng đến những nội dung bị cho là vi phạm pháp luật.” 
“Sau khi chúng tôi cam kết hạn chế nhiều nội dung hơn, các máy chủ [ở Việt Nam] được các nhà mạng mở lại”.

“Xin nói rõ, điều này không có nghĩa là chúng tôi sẽ tuân thủ mọi yêu cầu mà chính quyền [Việt Nam] gửi tới. Nhưng chúng tôi có hạn chế nhiều nội dung hơn nhiều”, một nguồn tin nói.

“Chúng tôi tin rằng tự do biểu đạt là nhân quyền căn bản, và nỗ lực bảo vệ quyền tự do quan trọng này trên thế giới… […] Tuy nhiên, chúng tôi tiến hành việc này để đảm bảo các dịch vụ của chúng tôi khả dụng với người dùng ở Việt Nam, vốn dựa vào các dịch vụ này mỗi ngày”, một tuyên bố của Facebook cho biết” ( trích bài viết của tác giả Văn Khiêm trên Luật khoa Tạp chí).

Nếu theo dõi FB về mặt kỹ thuật trong (ít nhất) vài tháng qua, có thể nhận ra việc họ filter các từ ngữ mà nhà nước muốn. Tình trạng này đang diễn ra công khai và ngày một trắng trợn hơn. Chúng ta còn nhớ kỳ Đại hội 12 diễn ra, từ “bầu cử”; “bầu” đã bị các nhà mạng “cấm cửa”, cho là huý kỵ nên xảy ra tình trạng dở khóc dở cười cho các thuê bao di động, các facebooker phải vay mượn các từ khác, hoặc nói vòng vo, tìm cách diễn đạt khác thay cho từ “bầu” khi sử dụng chức năng nhắn tin, viết lách và cố gắng làm cho người khác hiểu mình đang muốn nói gì.

Biết đâu ít ngày nữa, những bài viết mang chữ “Cúm Tàu; cúm Vũ Hán, Công hàm Phạm Văn Đồng...” lại chẳng bị hạn chế xem hoặc bị “vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng”.

Trao đổi với một nhà báo, tôi được anh chia sẻ rằng: “Việc gia tăng kiểm soát hạn chế tầm nhìn cũng như không cho chia sẻ tăng hơn 100%. Vì dụ ngày xưa nếu như Nghiên viết một bài được 500 likes thì bây giờ thường chỉ còn lại khoảng 10%.

“Phương thức Áp dụng hạn chế đối với các tài khoản không đại trà mà dựa vào các danh sách của Bộ Công an cung cấp cùng với các khuynh hướng ghi nhận việc lặp đi lặp lại các từ "cấm" đã được filter ghi nhận trên status chính, nên người có người không. Đặc biệt là những người chủ trương chỉ chia sẻ chứ ít lên tiếng đối kháng, thì bình thường”.

Và từ giờ trở đi, tình hình nhân quyền, suy rộng ra là chính trị, xã hội, kinh tế... tất tần tật mọi mặt trong bức tranh toàn cảnh mang tên Việt Nam sẽ càng ngày càng tệ hơn thôi.

(22/4/2020)
Phạm Thanh Nghiên

No comments:

Post a Comment