Dầu
sao thì cũng cần cảm ơn ban Tuyên láo, cảm ơn Vua Tin Vịt
và anh chàng Anh Quang kia. Qua việc họ vu khống những
người bán hàng rong là “ký sinh trùng” nên đa số dân
chúng mới sực tỉnh ra thành phần nào thực sự là loài
“ký sinh trùng” hút máu hút mủ của mình bao năm nay.
Không có “sự cố” này, lâu nay dân tình quên mất.
Chuyện
rần rần hai hôm rồi, không nhắc đến nữa vì đã quá
nhiều người bày tỏ sự phẫn nộ. Thấy một số người
thắc mắc không hiểu thế nào là “nói nhịu” nên tôi
mạo muội giải thích đôi chút về nghĩa của từ này.
“Nói nhịu”, từ đồng nghĩa là “nói lịu”, chỉ
việc “nói nhầm từ tiếng nọ sang tiếng kia”, hoặc
“nghĩ từ này lại nói nhầm thành từ khác” Người
bình thường ít mắc tật nói nhịu. Các phát thanh viên,
người dẫn chương trình truyền hình càng không được
phép mắc tật này. Tất nhiên, chuyện nói nhầm, nói sai
trong khi dẫn chương trình (do căng thẳng hay lý do nào đó)
vẫn xảy ra nhưng thường là những lỗi không đáng kể.
Ở miền Bắc, hễ cứ nhắc đến tật “nói nhịu” là
người ta nghĩ ngay đến mấy bà đẻ. Lúc tôi sinh bé Tôm
cũng được các chị ngoài Bắc dặn “nói ít thôi không
sau này bị nhịu đấy”.
Nói nhịu các từ bình thường còn đỡ, ác một cái là nhiều người toàn nhịu mấy từ ngữ nhạy cảm, tục tĩu, ví dụ từ “lồn”, “buồi” mới khổ (xin lỗi buộc phải viết rõ ra như thế).
Nói nhịu các từ bình thường còn đỡ, ác một cái là nhiều người toàn nhịu mấy từ ngữ nhạy cảm, tục tĩu, ví dụ từ “lồn”, “buồi” mới khổ (xin lỗi buộc phải viết rõ ra như thế).
Bà
Lôn bán hàng trong khu chợ cóc gần nhà tôi ở Hải Phòng
từ ngày tôi còn đi học cấp II. Không biết bây giờ còn
bán không. Chắc mấy bạn học cùng (có theo dõi FB tôi)
còn nhớ. Tôi không biết tên bà, thấy người ta gọi là
“bà Lôn” thì cũng gọi theo. Bà ấy có tật nói nhịu,
câu nào cũng thêm chữ “lồn” vào. Chối nhất là những
khi mời khách “anh ơi anh mua lồn đi, lồn em hôm nay ngon
lắm”. Hay các câu đại loại như thế. Nhiều người
ngượng, tránh mua hàng của bà. Nhưng lâu ngày cũng quen.
Người ta bảo rằng vì hồi đẻ bà không kiêng, hay nói
bậy, nói nhiều nên bị nhịu. Sau này đi bán hàng cứ
mời người ta mua thứ ấy nên đặt luôn cho cái tên là
“bà Lôn”. Bà Lôn nếu còn sống, bây giờ cũng chừng
ngoài 70 tuổi.
Nhưng
không phải chuyện “nói nhịu” nào cũng tục tĩu hay dở
khóc dở cười như thế. Có người mẹ chỉ vì nói nhịu
khiến đứa con mình chết oan. Thằng cu Dũng mới 5 tuổi,
lang thang ra bờ ao ngay trước sân nhà chơi. Nó trượt
chân ngã xuống đấy. Ngay lập tức, người mẹ lao đến
nhưng không đỡ kịp thằng con. Bà mẹ gào ầm lên “Máy
bay, máy bay, chú Lạc ơi!” Nghe tiếng người hàng xóm hô
hoán, anh rể tôi (tên Lạc) hớt hải chạy sang.
Anh
hỏi:
-Chuyện gì thế chị Lý?
-Máy bay, máy bay.
Biết chị ta nói nhịu, nhưng anh rể tôi cũng không luận ra chị ta muốn nói gì. Phải hỏi lại. Càng hỏi chị ta càng cuống lên. Cuối cùng cũng chỉ tay được xuống dưới ao.
Anh
rể tôi nhanh trí:
-Thằng Dũng ngã xuống ao hả?
Người mẹ khổ sở gật đầu.
Anh rể tôi nhảy xuống ao. Nhưng quá muộn, không còn cứu được nữa. Thằng cu Dũng tội nghiệp đã chết. Nếu thằng Dũng còn sống, bây giờ cũng gần 40 tuổi rồi.
Quay
trở lại chuyện anh chàng phát thanh viên không chửa đẻ
giải thích về cái sự “nói nhịu” rất có tính đảng.
Tôi tự hỏi, giả dụ người dân nào đó bị công an
hoạnh họe, xử lý vì lỡ gọi “Ban Tuyên giáo” là
“Ban tuyên láo”, “VTV” thành “Vua Tin Vịt” rồi lại
giải thích là do “nói nhịu” có được chấp nhận
không nhỉ? Đùa vậy thôi chứ, chỉ có thế lực hắc
ám, thế lực cai trị mới được phép “nói nhịu”.
Còn dân đen, nói đàng nào cũng chết, chỉ có im lặng
may ra được yên thân.
No comments:
Post a Comment