Pages

Thursday, November 20, 2014

BI TRỐ


                                                      Tác giả: Nhà văn Trần Ngọc Tuấn.
                                                                                                                                                                                             (Viết tháng 6 năm 2014)

Khi Bi xuất hiện trong gia đình tôi, có thể khẳng định đó là một sự kiện vì nhà tôi có 2 chị em gái. Bi, nói theo ngôn ngữ thời @ thì em ấy...đẹp trai nhất nhà (bố tôi chỉ đoạt ngôi "Á Nam).
 
Các bạn có thấy mắt Bi Trố hai mầu xanh và vàng không? Dễ thương lắm!
Tôi không lý giải được tại sao nhiều gia đình người Việt mong có con trai mà họ không hiểu rằng cái sự âm dương thiếu cân đối, thế giới sẽ có nhiều cuộc đại chiến để... cướp con gái. Nhưng thôi, bàn sâu chuyện này dễ đụng chạm tới tư duy tiểu nông, gia trưởng - một trong những thành tố cơ bản tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc. Mẹ đặt tên em Phạm Hùng Bi. Chị tôi hỏi: tên Bi sao đệm Hùng? Nghe kinh quá! Mẹ cười, mẹ chiêm nghiệm rồi cứ ai mà hùng, anh hùng, hùng mạnh, hùng dũng, oai hùng, kể cả hùng hổ cái kết sẽ là Bi. Nhưng đệm Hùng tên Bi sẽ hóa giải số phận, nó như 2 vế của câu đối ấy. Tôi buột miệng: con gọi Bi Trố. Mẹ hỏi: tại sao? Tôi trả lời: cho nó dễ thương. Mẹ tôi mắng yêu: con này, mắt em mày đẹp thế sao gọi là Bi Trố? Thôi, cũng không sao, tên ấy nghe cũng dễ thương, nhưng chỉ gọi trong nhà thôi nhé. Kê khai hộ khẩu mà ghi tên em Bi Trố các anh công an công khu vực lại cho nhà mình nhạo báng chính quyền.


Tôi chưa thấy đứa trẻ nào yêu chuột như Bi Trố, nó hiếu động, ranh mãnh, tình cảm. Bi Trố rất nhạy cảm, ai tốt, xấu, hách dịch, tinh tướng nó có phản ứng ngay khi mới 3 tuổi. Tôi có đọc đâu đó nói rằng trẻ con, phụ nữ, súc vật và cuối cùng mới tới thi sĩ đều rất nhạy cảm. Tôi không hiểu sao Bi Trố cứ nhìn thấy ông trưởng khu phố, chú công an phường là nó nhe hàm răng sữa gầm gừ bằng ngôn ngữ của nó. Bi Trố có cảm giác thiên phú ai ăn thịt mèo thịt chó tới nhà, nó nhảy lên gầm gừ, chui vào gầm ghế nhìn họ với đôi mắt khinh bỉ, cảnh giác.
 
Bi Trố leo lên cây để trốn việc lau nhà nè.
Nhớ có lần, cô hàng xóm sang nhà tôi than thở: thằng con tôi ốm thèm ăn cháo cá thu, nhưng cá thu đắt quá. Không đủ tiền mua. Chuyện chỉ có vậy, hôm sau, cô sang nhà: Cám ơn bà, hôm qua Bi Trố mang tới nhà tôi con cá thu. Năm ấy Bi Trố mới lên năm. Cả nhà im lặng, ai cũng cùng ý nghĩ: không biết Bi Trố lấy cá ở đâu? Nhưng dứt khoát bé như vậy nó không thể đi trấn lột hay ăn cắp được, mà chẳng ai hối lộ cho nó, chắc một ai đó mua cá và nhờ mang tới. Hỏi, nó không nói, nó trả lời bằng ngôn ngữ hành động, nhảy lên bàn, chui vào gầm giường kiểu như trẻ con rủ nhau chơi trốn tìm. Mãi sau này tôi mới biết Bi Trố ra chợ gần nhà "biển thủ" con cá thu. Hỏi nó trả lời bằng cái nhìn mà tôi hiểu: em đứng về phe những người nghèo khổ.
 
Bi Trố đi xe đạp
Năm ấy, mẹ tôi ốm nặng, Bi Trố bỗng nhiên không chạy nhảy và sang nhà hàng xóm gây sự với bạn bè cùng lứa. Nó cứ quẩn quanh bên giường mẹ, ngồi suy tư như một nhà hiền triết thời Hy Lạp cổ đại. Từ một đứa bé hiếu động, ham ăn nó bỗng dưng thay đổi, hình như nó linh cảm được một điều gì sẽ tới. Tôi bế nó lên nói em ăn đi. Nó cọ đầu vào ngực tôi - lần đầu tiên tôi cảm nhận nó làm nũng với tôi và muốn tôi chia sẻ dự cảm của nó. Ngày mẹ tôi đi về cõi vĩnh hắng. Các bạn có tin không? Một đứa bé lên 5 khóc, và bỏ cơm, bỏ sữa. Nó lăn sả vào những "nhà đòn quốc doanh" đuổi họ ra bằng ngôn ngữ của nó. Nó gào lên cắn xé những con chuột cống cắn vòng hoa tang, cắn hàng chữ vô cùng thương tiếc. Năm ấy nó 5 tuồi - sáu tháng. Mỗi lần tôi thắp hương cho mẹ. Nó tới bên tôi ngồi xuống, lặng im.

Bi trố nói chuyện với chị Nghiên nè


Giờ tôi coi nó như con, như em, như một thực thể trong tôi. Cũng có lúc tôi nghiêm khắc với nó, nhưng trong lòng vẫn muốn thốt lên. - Yêu lắm! Bi Trố à.

No comments:

Post a Comment