Pages

Sunday, August 29, 2021

CHÚ ĐÁI HẢ CHÚ?

Nhà bác Tuân có dâu mới. Một cô gái hiền lành tuy có lúc hơi tàng tàng tính nhưng được cái thật thà, gặp sao nói vậy. Trước khi cưới về, bác đã biết như thế.

 

Một hôm đi chợ về, bác gặp ông hàng xóm ở đầu ngõ. Ông phàn nàn:

 

DÂN OAN VƯỜN RAU LỘC HƯNG: 12 NGÀY CHƯA NHẬN ĐƯỢC TRO CỐT NGƯỜI THÂN

Hôm 23/8, linh mục Phaolo Lê Xuân Lộc đăng trên trang facebook cá nhân một danh sách gồm những giáo dân tại Giáo xứ Lộc Hưng qua đời vì đại dịch covid-19. Kèm theo đó là dòng trạng thái “Trong 25 người thuộc giáo xứ Lộc Hưng qua đời, có nhiều người là “dân oan Vườn rau Lộc Hưng”. Đến thời điểm này, tin buồn không còn hiếm hoi. Thậm chí nhiều. Nhiều đến nỗi hình như ai cũng có tin buồn để đăng. Nhưng sáu chữ “dân oan Vườn rau Lộc Hưng” được nhắc tên lúc này, một lần nữa khiến không ít người nhói lòng.

Saturday, August 21, 2021

NHỮNG CUỘC ĐỜI KHÁC SAU LẰN RANH KẼM GAI

Phạm Thanh Nghiên

Đây có lẽ là một trong những hình ảnh gây xúc động nhất giữa muôn vàn câu chuyện cần phải nhớ của Sài Gòn thời phong tỏa vì đại dịch. Tấm hình ghi lại cảnh một thiện nguyện viên (TNV) trong Chương trình “Bữa cơm nhân ái” (do cha Giuse Lê Quang Uy-Dòng Chúa Cứu Thế sáng lập), đang trao hộp cơm cho một bà cụ già lang thang trên đường phố khi Sài Gòn bị phong tỏa.

Thursday, August 12, 2021

GIỌT NƯỚC MẮT NÀO CHO CÁC ÔNG?

“Chú báo cho “con Phượng” và cha biết là vợ của chú Phạm Văn Bé mới mất đêm qua rồi. Chú ghé trao quà cho chú Bé mà không kịp gặp cô rồi”. Lời báo tin được ghi lại bằng một đoạn video do ông Lượng (*) gửi cho cha Vinh Sơn và chị Phượng hôm mồng 4/8 khi ông thay mặt cha đi trao quà cho ông Phạm Văn Bé. Giữa lúc này, những lời nhắn như thế không chỉ là “tin buồn” cho riêng ai, nó là một mảnh ghép màu xám, thế chỗ cho những mảng màu khác trong bức tranh toàn cảnh u ám, thê lương của Sài Gòn.

Wednesday, August 11, 2021

NGƯỜI DI TẢN BUỒN



Nhạc sĩ: Nam Lộc
Nghiên hát.

Hơn 40 năm trước, người Việt di tản khỏi Sài Gòn. Hôm nay, hơn 40 năm sau kể từ ngày ấy, nhiều người Việt vẫn phải lũ lượt kéo nhau đi khỏi thành phố đẹp đẽ, lam lũ và mầu nhiệm này. Sài Gòn màu nhiệm một phần được tạo nên bởi những con người cực nhọc, lam lũ ấy đấy.

Vì đâu nên nỗi?

Cảm ơn nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình đã giúp thu âm và làm video này.

NHỮNG ĐÁM TANG KHÔNG NGƯỜI ĐƯA TIỄN

Dì Ba, em kế của má chồng tôi qua đời hai tuần trước. Hôm nhận được hung tin, hai vợ chồng tôi thảng thốt, và buồn. Nói thừa, người thân qua đời, ai chả buồn. Nhưng nỗi buồn thời phong toả, khác lắm. Tê tái, đeo đẳng mãi.

 

Không nghe thấy tiếng khóc, nhưng tôi vẫn cảm nhận được cơn rầu rĩ, nét bần thần của con trai dì Ba lúc nói chuyện qua điện thoại:

Monday, August 09, 2021

TÔI ĐÃ KHÓC, VÌ THẤY TỪNG CÓ MỘT MIỀN NAM ĐẸP ĐẼ ĐẾN KHÔNG NGỜ…


(Ghi chép của Tuấn Khanh)

Tuấn Khanh: Bài viết của chị tham gia cuộc thi viết Ký ức 30-4 do Sài Gòn Nhỏ tổ chức, là một trong những bài hiếm hoi ghi chép câu chuyện về chuyện không phải của mình mà là của gia đình chồng, kể lại một câu chuyện hoàn toàn khác với đời sống của một người lớn lên ở miền Bắc như chị…

Xin cho hỏi điều gì trong câu chuyện ấy khiến tác động, làm cho chị quyết định ghi chép lại?


Tuesday, August 03, 2021

BIẾT SỐNG SAO CHO VỪA LÒNG CÁC ANH?

Những ngày này, thật khó bình tâm hay tập trung để viết cho xong một câu chuyện cụ thể mà không bị những câu chuyện khác ám ảnh, thôi thúc. Quá nhiều thứ đáng để nói tới, để lưu lại một cách chân thực về những gì đã và đang xảy ra trên đất nước này. Dường như người ta đang sống với không chỉ cảm xúc thông thường mà với tâm trạng từ cuồng nộ, giận dữ đến xót xa, căm phẫn... Nỗi dày vò tinh thần đôi khi không chỉ đến từ sự bất lực, nó mang tính lựa chọn. Không ít người đang dùng chính nỗi sợ hãi của mình để kìm hãm, kiểm soát cơn cuồng nộ, phẫn uất của bản thân.