Pages

Sunday, September 28, 2014

CTMB - Một tháng sau ngày phát động

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Dân Làm Báo - Sau gần một tháng phát động, chiến dịch Chúng Tôi Muốn Biết (CTMB) đã đón nhận được nhiều hưởng ứng rộng rãi. Theo các thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) đây là một nỗ lực lâu dài và tháng vừa qua là giai đoạn I nhằm tạo sự quan tâm của nhiều người và xây dựng nền tảng cho một tiến trình và mục tiêu tranh đấu lâu dài: người dân bước ra khỏi sợ hãi, dùng "Quyền Được Biết" của công dân để công khai đặt vấn đề và tranh đấu cho mọi vấn nạn của đất nước. 

Saturday, September 27, 2014

Có một người tù như thế.

                                             

Từ trái qua: Huỳnh Anh Tú, Trần Hoàng Giang, Nguyễn Bắc Truyển
Nếu bạn thấy cảm động khi nghe câu chuyện về tôi, một người phụ nữ yếu đuối bước vào tù ở tuổi 31 với mức án 4 năm tù giam, 3 năm quản chế thì hẳn bạn không khỏi thảng thốt, xót xa và cảm phục khi biết đến một người tù chính trị khác mang tên Trần Hoàng Giang.

Phải đến khi người tù này trở về vào ngày hôm qua, 26 tháng 9 năm 2014 tôi mới biết đến Giang.

Trần Hoàng Giang sinh năm 1980 tại xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Bị bắt ngày 28 tháng 2 năm 2000 tại Sài Gòn khi đang rải truyền đơn với nội dung kêu gọi người dân chống lại ách cai trị của cộng sản bằng phương thức đấu tranh ôn hòa bất bạo động. Giang bị bắt và bị kết án 15 năm tù giam với hai tội danh bịa đặt là “Khủng bố” (điều 84) và “Tuyên truyền chống Nhà nước” (điều 88 BLHS).

Thursday, September 18, 2014

Tôi Tọa Kháng


(Kỷ niệm 6 năm ngày bị bắt)

Tôi không bị bắt vào ngày 11 tháng 9 như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và một số anh em khác. Thay vào đó, tôi liên tục bị thẩm vấn tại cơ quan an ninh điều tra. Có lúc đuối sức, mẹ tôi phải mời bác sĩ về nhà truyền nước cho con mình. Công an thậm chí vây quanh giường bệnh chờ truyền hết chai nước để đưa tôi đi “làm việc”.
Bẩy ngày bị khủng bố, tôi phải “tuyệt thực”oan vì từ chối đồ ăn của công an.

Tám giờ sáng ngày 18 tháng 9 năm 2008, tôi Tọa kháng.
Tôi ngồi xếp bằng, trong tư thế ngồi thiền. Trước mặt là tấm vải đen mang giòng chữ: “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam. Phản đối công hàm bán nước ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Phạm Văn Đồng”. Không chờ công an phải gọi cửa, tôi chủ động nhờ mẹ ra mở cổng.

Tuesday, September 02, 2014

Tôi muốn biết và tôi có Quyền được biết!


Không thể có một xã hội dân chủ và tiến bộ nếu người dân không được biết về những quyết sách can dự trực tiếp đến đời sống của mình và nhất là đến sự tồn vong của dân tộc. 

Không một đảng cầm quyền hay một nhóm lãnh đạo nào được phép qua mặt người dân để thỏa thuận, ký kết hay quyết định những vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia. 

“Được biết” là một quyền chính đáng của mọi công dân. Chính vì vậy, Liên Hiệp Quốc đã chọn ngày 28 tháng 9 là ngày Quốc tế về “Quyền được biết”. 

Ngày này, theo FreedomInfo.org, là để “nâng cao mức hiểu biết của mỗi cá nhân về quyền được tiếp cận các thông tin do chính phủ nắm giữ, xem các quan chức được bầu lên đang hành xử như thế nào với quyền hạn của họ và xem đồng tiền của người dân đóng thuế được chi tiêu như thế nào”.
Tôi Muốn Biết và Tôi Có Quyền được biết!


Chúng Tôi Muốn Biết


Tự do ngôn luận liên quan chặt chẽ tự do tiếp cận thông tin. Mỗi người dân đều có quyền tiếp cận những thông tin từ nhà nước như chính sách quốc gia, hoạt động của chính khách nhà nước và/hoặc đảng cầm quyền trên mọi lĩnh vực: giáo dục, môi trường, y tế, an sinh xã hội... đến chủ quyền quốc gia. Đó là một trong những quyền hết sức cơ bản của người dân.

Cung cấp thông tin chính xác, minh bạch và có trách nhiệm là bổn phận của nhà nước.

Ngược lại, quyền tiếp cận thông tin từ nhà nước giúp người dân có thể tiếp thu, đánh giá, lên tiếng phê bình hay ủng hộ. Đây là yếu tố nền tảng của dân chủ. Động thái phớt lờ quyền cơ bản đó chỉ có ở những thể chế phản dân chủ, độc tài.