Pages

Friday, October 29, 2021

ĐÔI DÒNG KHI ĐỌC “TRONG GỌNG KÌM LỊCH SỬ” CỦA CỤ BÙI DIỄM

Xin thừa nhận rằng tôi chỉ mới biết đến cuốn sách đặc biệt này khi trên mạng tràn ngập thông tin cụ Bùi Diễm qua đời. Một người anh mà tôi trân quý đã (phải) gửi bản PDF cho tôi đọc. Tôi đọc say mê, nhưng đọc chậm để hiểu, để nghiền ngẫm. Và rồi buồn khôn tả.

Wednesday, October 20, 2021

TẤM DANH THIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT

Theo số liệu công bố ngày 1/4/2021, dân số Sài Gòn có khoảng 8,99 triệu người. Tuy nhiên, nếu tính cả người cư trú không đăng ký hộ khẩu thì dân số thực tế của thành phố này vào năm 2018 đã gần 14 triệu người. Có nghĩa hiện nay (năm 2021), dân số thực tế tại Sài Gòn hẳn là lớn hơn con số 14 triệu so với 3 năm trước đó. Nếu căn cứ vào con số gần 9 triệu người “có hộ khẩu” năm 2021 và 14 triệu “dân số thực tế” của năm 2018 thì có thể suy ra và ước lượng số người không có hộ khẩu tại Sài Gòn hiện thời là khoảng 5 triệu. Ngày 12/10/2021, Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố con số 1,3 triệu người đã rời bỏ các thành phố lớn để trở về quê trong 9 tháng đầu năm 2021. Đáng lưu ý, con số thống kê trên chưa bao gồm lượng người rời đi sau khi Sài Gòn mở cửa hôm 1/10/2021.

Thursday, October 07, 2021

CÂY ĐÀN TÙ

(Huỳnh Anh Tú)

Phần 1: Trần Quốc Dũng, người bạn tù trọn tình vẹn nghĩa


Cây Đàn Tù sau khi đến bến bờ tự do. Trên cây đàn lưu dấu chữ ký và lời đề tặng của vợ chồng tôi. Chữ ký của Phạm Đoan Trang và của các cựu TNCT Nguyễn Hữu Cầu, Thích Thiện Minh, Trần Vũ Anh Bình. Không tính Phạm Đoan Trang, 5 người cộng lại tròn 87 năm tù.

KỶ NIỆM VỀ PHẠM ĐOAN TRANG VỚI CÂY ĐÀN TÙ

Đây là “Cây đàn tù”. Sở dĩ nó mang tên gọi ấy vì cây guitar này từng trải qua ngót nghét 40 năm bị giam cầm, có lẽ dài hơn bất cứ đời tù nào của người Việt Nam. Không biết ai là chủ nhân đích thực hoặc đầu tiên của nó. Nhưng cây đàn đã được chuyền tay qua nhiều thế hệ tù nhân chính trị từ sau năm 1975 đến cuối năm 2013. Người cuối cùng may mắn được sở hữu cây đàn này là chồng tôi, cựu tù nhân chính trị Huỳnh Anh Tú.