Pages

Thursday, April 29, 2021

CHUYỆN NHÀ CHỒNG TÔI- MỘT BI KỊCH KHÔNG HỒI KẾT SAU NGÀY “KẾT THÚC” TIẾNG SÚNG CHIẾN TRANH

nguồn:
https://saigonnhonews.com/van-hoa-van-nghe/nhin-lai-lich-su/bi-kich-khong-hoi-ket-sau-ngay-ket-thuc-tieng-sung-chien-tranh/

“Mày có biết cái này là cái gì không?”

Sáng ngày 30-4-1975, gia đình ông Huỳnh Kim Sơn cả thảy 11 người đang ở trong nhà thì nghe tiếng ồn ào ngoài đường Phạm Thế Hiển. Ông Sơn là một thiếu úy cảnh sát, làm việc tại Quận 8 thuộc lực lượng Cảnh sát Quốc gia VNCH. Mặc dù ông đã dặn các con, các cháu không đứa nào được ra khỏi nhà, nhưng cậu bé Tú, khi ấy mới bảy tuổi, con trai thứ ba của ông vẫn rình lúc ông không để ý, rón rén mở cổng vọt ra ngoài. Từ nhà ông Sơn ra đường Phạm Thế Hiển đâu khoảng dăm trăm mét.

Saturday, April 24, 2021

Ăn vội

(Quý tặng chú Hồng Phúc)

Buổi tối, trước khi đi ngủ, mẹ tôi dặn bố tôi:

-Trưa mai ông vo thêm gạo, nấu cơm cho thằng Si nó ăn với. Sáng tôi đi lấy hàng gặp nó. Nó bảo ra ngoài này gánh phân được mấy hôm rồi. Trưa nào cũng ăn cơm hàng rồi nằm vạ nằm vật ngoài đường, chiều đi mót phân tiếp. Chỉ nấu bữa trưa cho nó thôi, tối nó đạp xe về quê.

Wednesday, April 14, 2021

KHÔNG ĐỀ

Nhận thức là một quá trình. Đối với những người sống trong lòng chế độ, hàng ngày phải tiếp xúc với cách ứng xử kiểu của chế độ, nghe đài đọc báo, môi trường học tập và làm việc, phim ảnh, giải trí, thận chí cả sách lịch sử cũng của chế độ thì việc nhận ra sự thực (hoặc 1 phần sự thực) đã là một điều đáng quý và là nỗ lực không nhỏ. Có người nhận thức được, biết được nhưng chọn cách im lặng. Có người chọn lên tiếng bất chấp hậu quả có thể lãnh nhận như mất việc làm, bị sách nhiễu, đánh đập, vu khống, tù đày...