Phạm Thanh Nghiên:Không phải ai
trong số chúng ta cũng biết và đựợc biết sự thật về tất cả những gì thuộc về
quá khứ, nhất lại là một giai đoạn, một câu chuyện lịch sử với những biến cố
đầy đau thương và oán hận.Trận hải chiến Hoàng Sa là một câu chuyện lịch sử như
thế. Bốn mươi năm trước, khi bẩy mươi tư
người lính Hải quân Việt Nam
Cộng Hòa “vị quốc vong thân”trên vùng biển Hoàng Sa, tôi và đuơng nhiên những
bạn cùng trang lứa còn chưa ra đời.Tại miền Bắc ngày đó, nhiều “cô, cậu” thanh
niên đang là bộ đội của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nhiều người trong số họ hiện
giờ đã trở thành những cán bộ đang làm việc,phục vụ cho đảng và nhà nước.Trong
số họ, không thể không nói rằng họ không biết hay hoàn toàn không biết về trận
hải chiến cũng như sự hy sinh anh dũng của những nguời anh hùng tại Hoàng Sa
ruột thịt ngày ấy.
Là một người
sinh sau biến cố năm 1975, tôi cũng như rất nhiều nguời dân miền Bắc và nhất là
những bạn trẻ đã không có cơ hội để biết về trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Hơn
thế, tôi cũng đã từng lĩnh án 4 năm tù giam chỉ vì lên tiếng cỗ vũ cho Nhân
quyền và công khai khẳng định chủ quyền biển đảo của dân tộc. Giống như tất cả
những bạn trẻ yêu nước khác, Trường Sa- Hoàng Sa luôn ở trong trái tim tôi.
Trong hoàn cảnh của một người tù đang bị
quản chế, tôi chỉ có thể huớng về Hoàng Sa bằng cách riêng rất hạn chếcủa mình:
thực hiện một chương trình phỏng vẫn để kỷ niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa.Với mong
muốn xóa đi, hoặc ít ra cũng thu hẹp lại những ranh giới, khác biệt từ nhiều
thành phần trong quá khứ, tuổi tác và chính kiến để có một cái nhìn trung thực,công
bằng, biết tri ân với những nguời đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc.Để thấy được
rằng, bất cứ một sự khác biệt nào cũng có thể vượt qua với một lý do chung, đó
là Lòng Yêu Nước.
Bài phỏng vấn đầu
tiên này được thực hiện với 3 người để như là một phần nói lên tâm tình của
những người dân Việt, có những quá khứ khác nhau, về cuộc Hải chiến Hoàng Sa
bảo vệ biển đảo của các Hải quân VNCH.
Vì đây là câu hỏi chung dành cho nhiều người ở những
lứa tuổi khác nhau, xin phép được dùng chung từ “bạn”trong cách xưng hô để
thuận tiện cho việc đặt câu hỏi.