Lần đầu tiên tôi nghe đến chữ “Dân Làm Báo” khi còn đang ở tù.
Chương trình thời sự tối ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Đài Truyền hình Việt Nam
phát toàn văn lệnh của ông Nguyễn Tấn Dũng “chỉ đạo điều tra xử lý việc
đăng tải thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà nước”. Ba trang
blog điện tử “được” nêu đích danh là “Dân làm báo” , “Quan làm báo”, “Biển
Đông” (kèm theo dấu ba chấm tức còn nhiều trang khác) bị kết tội là những tờ
báo“phản động, đăng tải thông tin bịa đặt, bôi đen bộ máy lãnh đạo
Nhà nước...” là“thủ đoạn thâm độc của các thế
lực thù địch”. Ông thủ tướng chỉ thị truy bắt, trừng trị những kẻ có
liên can và cấm cán bộ truy cập vào những trang Web nói trên. Tôi đã hiểu ra
rằng: một nền báo chí “Lề dân” đã thực sự được cất cánh, thực sự đe dọa sự độc
tôn của nền “báo chí nói dối” vốn tồn tại hàng chục năm tại Việt Nam.
Danlambao chính thức ra đời vào ngày 22 tháng 8 năm 2010. Ngày
ấy tôi mới chuyển từ trại tạm giam Trần Phú đến trại 5 Thanh Hóa được hơn bốn
tháng. Tất nhiên, tôi không hay biết về sự kiện này cũng như đã không biết chút
tin tức nào về tình hình tranh đấu ở bên ngoài kể từ ngày bị bắt, ngoại trừ
những thông tin liên quan đến việc bắt bớ được phát trên chương trình Thời sự
hay vô tình đọc được ở một tờ báo nào đó. Bốn năm, bao nhiêu người đã lần lượt
vào tù. Trong số họ, có những người tôi đã may mắn từng được làm việc chung,
được quen biết và cũng có không ít người tôi chưa từng nghe tên. Không có chút
tin tức gì về người thân, về công cuộc tranh đấu ngoài tin bắt bớ quả thật là
một điều kinh khủng đối với một người tù chính trị.
Mỗi khi nghe tin ai đó bị bắt hay bị ra tòa, tôi lại lấy cuốn sổ
tay nho nhỏ ghi lại chi tiết tên tuổi, án tù và tội danh họ bị gán ghép như là
một việc làm mang ý nghĩa để tri ân, để cảm nhận sự có nhau trong thế giới lao
tù thương đau, nghiệt ngã. Số đồng đội của tôi còn ở ngoài chỉ đếm trên đầu
ngón tay. Nhiều người quen và cả những người không quen đã lần lượt vào tù.
Nhưng, cuốn sổ tay cũng đã khiến tôi nghiệm ra một điều: Nhiều người bị bắt
đồng nghĩa với việc đã có rất nhiều người vượt qua sợ hãi để góp sức tranh đấu
cho Tự do của chính mình và Dân tộc.
Trở lại với việc ông thủ tướng cấm đọc Dân Làm Báo và một số
trang báo cổ vũ cho quyền Tự do thông tin, Tự do ngôn luận khác. Nhiều người
nhận xét rằng ông Dũng đã “giật mình” khi thấy bộ máy tuyên truyền đồ sộ “lề
đảng” bị yếm thế trước hệ thống thông tin “lề dân”. Không chỉ ông Dũng giật
mình đâu. Mà đó là sự sợ hãi của cả một thể chế độc tài trước nguy cơ bị vạch
trần tội ác bởi những “nhà báo” không cần cấp thẻ, không bị giới hạn bởi những
nghị quyết, chỉ thị của Ban tuyên giáo, của đảng. Thực tế đã cho thấy “tác dụng
ngược” của những cấm đoán do đảng cộng sản, khi thì dưới danh nghĩa thủ tướng,
rồi đủ thứ thông tư hay nghị định “hầm bà làng - ba lăng nhăng” các loại do bộ
nọ ngành kia vẽ ra. Cấm mà cấm không nổi. Vì bây giờ khác xưa rồi, cái thu hút
người dân là “Sự Thật” chứ không phải những luận điệu tuyên truyền dối trá.
Không thể bịt miệng người dân cũng như không thể ngăn cản được
quyết tâm đã được xác quyết trong bài viết kỷ niệm 4 năm thành lập Dân Làm Báo,
xin trích:
“Là một phương tiện chiến lược để góp phần xây dựng phong trào,
mục tiêu tối hậu của Dân Làm Báo là qua việc thay đổi nhận thức, chúng ta sẽ
góp phần xây dựng sức mạnh quần chúng. Để một ngày không xa, hàng hàng lớp lớp
người dân Việt Nam sẽ cùng bước ra khỏi nhà, cùng giơ cao tay hô lớn: CHÚNG TA
là Tự Do và Độc tài Đảng trị phải ra đi!”
Xin hãy nhận từ tôi, một Chiến sĩ trên mặt trận Thông tin của Tự
do và Sự thật lời chúc sức khỏe và thành công.
Thương gữi những vì sao,
ReplyDeleteGiữa lúc sơn hà nghiêng ngữa, đất nước lâm nguy vì giặc Tàu xâm lược, đồng bào cả nước đắm chìm trong khốn khó, điêu linh vì thứ chủ nghĩa chính trị không tưởng – cộng sản! Thanh Nghiên em ơi, các em là những vì sao tuy nhỏ bé nhưng sáng rực trên vòm trời nước Việt.
Từ một nơi xa, chúng tôi đã làm, làm rất nhiều cho quê hương nước Việt, từ nhiều chục năm nay và hiện nay, chúng tôi không thể không khen ngợi và cảm phục lòng yêu nước chân thành, thiết tha bằng trái tim quả cảm của các em.
Chúng tôi cầu xin ơn Thượng Đế - Cha Thiêng Liêng, Cha Nhân Từ - luôn che chở, bão vệ các em trong quyền năng và lòng từ ái của Ngài – Đức Chúa Trời, Thiên Chúa, Thượng Đế là Cha chung của chúng con.
Nước Việt mến yêu của chúng ta sẽ thay đổi, phải thay đổi, việc này sẽ xãy ra, phải xãy ra và không lâu lắm đâu. Các em hãy xiết chặt tay nhau, mở rộng tình yêu của mình cho quê hương, cho tình người nước Việt rộng thêm nữa, nhất là đừng bao giờ quên trao dồi Anh Ngữ hàng ngày, hàng đêm. Cuộc sống của giới trẻ Việt Nam sẽ thay đổi. Với Anh Ngữ, các em sẽ được chắp cánh bay cao khắp mọi phương trời.
Hãy học Anh Ngữ từ các sách giáo khoa (của các trường có người ngoại quốc dạy ở Việt Nam càng tốt, nếu họ có bán ra ngoài) và luyện khả năng nghe, hiểu tiếng Anh của mình bằng radio (VOA). Thu các bài học đàm thoại và nghe lại thường xuyên ở nhà, hoặc trên đường đi chợ, hay đi đâu đó.
Cứ nghe thật nhiều và tập viết (nhật ký). Thành lập nhóm, câu lạc bộ thực tập Anh ngử với nhau (chat, hay email qua lại, những chuyện trong đời sống thường ngày)
Mở rộng khả năng từ (vocabulary) bằng cách đọc các bài viết bằng tiếng Anh của đài VOA về chính trị, kịch nghệ, đời sống, kinh tế…mọi lĩnh vực. Các đài phát thanh quốc tế, các trạng mạng quốc tế là môi trường đọc báo Anh ngữ tốt nhất.
Thương chúc các em thành công.