(thứ 5 ngày 25 tháng 6 năm 2015). Xin
kính chào quý vị!
Xin cảm
ơn quý vị đã cho tôi- công dân của một đất nước mà quyền con người không được
tôn trọng- có cơ hội để cất tiếng nói trước những Dân biểu của một đất nước Tự
do: Australia.
Kính
thưa quý vị!
Tôi từng
bị kết án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế chỉ vì công khai phản ánh thực trạng
của xã hội. Từng bị giam giữ trong một phòng giam rộng chưa đầy 6m vuông, bị xiềng
chân, bị phân biệt đối xử và bạo hành tinh thần. Kinh khủng hơn là phải chứng
kiến nhiều tù nhân chết trong trại giam vì bệnh tật, ốm đau, thiếu thốn và tự
sát vì quá sức chịu đựng.
Nhưng
tôi chỉ là một trong số rất nhiều những công dân Việt Nam bị bắt giam vì đấu
tranh đòi quyền làm người. Nhiều đồng đội của tôi là nạn nhân của sự bắt giữ
tùy tiện và bị ngược đãi trong các nhà tù. Điển hình cho tình trạng bắt giữ tùy
tiện là các trường hợp của bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thúy Quỳnh, ông Nguyễn
Văn Minh, ông Nguyễn Đình Ngọc (Blogger Nguyễn Ngọc Già) và gần đây nhất là anh Nguyễn Viết Dũng. Anh Dũng bị
bắt hồi tháng 4 khi tham gia tuần hành ôn hòa bảo vệ cây xanh, phản đối chính
sách hủy hoại môi trường của chính quyền Hà Nội. Thông tin từ gia đình còn cho
biết Nguyễn Viết Dũng bị tra tấn, đánh đập trong khi bị giam giữ. Trong khi đó,
blogger Nguyễn Ngọc Già kể từ khi bị bắt tháng 12 năm 2014 đến nay đã không có
bất cứ một thông tin gì.
Việc đấu
tranh cho Tù nhân Lương tâm là một phần của “Chiến dịch Nhân quyền 2015- We Are
One” mà chúng tôi đang tiến hành.
Kính
thưa quý vị!
Với ít
phút ngắn ngủi quý giá, tôi xin được trình bày sơ lược về “Chiến dịch Nhân quyền
2015”- We Are One. Và những người đồng bào của tôi hiện diện hôm nay, hay trong
những cuộc tiếp xúc tương lai sẽ giúp quý vị phần nào hình dung được tình trạng
Nhân quyền tại Việt Nam.
“Chiến
dịch Nhân quyền 2015” chính thức được phát động ngày 10.3.2015 bởi 27 hội nhóm
xã hội dân sự độc lập và 163 cá nhân trong và ngoài nước chủ xướng. Với tinh thần
Chúng ta là một- We Are One, đặt quyền lợi và sự tồn vong của Tổ quốc lên trên
hết, tính đến nay, đã có hàng chục ngàn người ký tên vào “Thư ngỏ gửi Hội đồng Nhân quyền
Liên Hợp Quốc” cũng như ủng hộ và tham gia cuộc vận động Nhân quyền 2015.
Một
trong những mục tiêu của chiến dịch này là đề nghị Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp
Quốc, các cơ chế nhân quyền Quốc tế cần tái cứu xét tư cách thành viên của
Việt Nam, có phản ứng mạnh mẽ hơn với các biện pháp chế tài cụ thể đối với nhà
cầm quyền Việt Nam vì những vi phạm
nhân quyền ngày càng trầm trọng.
Chúng tôi dự định sẽ có những cuộc tuyệt thực, tọa
kháng, thắp nến cho tự do tại nhiều thành phố ở Việt Nam và thế giới. Chúng tôi
sẽ thực hiện những buổi gặp gỡ với các Đại sứ quán tại Việt Nam, văn phòng
HĐNQ-LHQ ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, các dân biểu, nghị sĩ tại các quốc gia có
người Việt đang định cư và các tổ chức Nhân quyền quốc tế để tranh đấu cho những
Tù nhân Lương tâm đang bị giam cầm, đặt việc trả tự do cho các Tù nhân Lương
tâm Việt Nam như là những điều kiện tiên quyết trong bang giao chính trị và các
hợp tác kinh tế với Việt Nam.
Vì thế:
-Chúng
tôi đề nghị chính quyền Australi xét lại
những đàm phán, ký kết thương mại, kinh tế, viện trợ đối với Việt Nam. Hoặc tạo
điều kiện cho các tổ chức dân sự độc lập tại Việt Nam và cộng đồng người Việt tại
Australia được tham gia vào việc đánh giá các chưong trình viện trợ cho Việt
Nam.
- Chúng tôi đề nghị các dân biểu quốc
hội Australia thường xuyên lên tiếng và dùng các phương tiện ngoại giao và các
phương tiện khác để đòi trả tự do cho mọi TNLT VN.
- Cử Đại
sứ quán, các phái đoàn Australia đến Việt Nam để thăm các Tù Nhân Lương Tâm và
tìm hiểu sự thật về chế độ lao tù tại Việt Nam. Đồng thời đến thăm gia đình các
TNLT để tìm hiểu an ủi thân nhân của họ.
Thưa
quý vị!
Ngoài những
nỗ lực của chính người dân Việt Nam, chúng tôi rất cần sự hỗ trợ của thế giới
bên ngoài, của các quốc gia đang có quan hệ ngoại giao và đối tác với Việt Nam
trong đó có Australia. Khi nói Quyền Con Người là phổ quát và bất khả xâm phạm thì
chúng tôi tin rằng quý vị sẽ xem việc vi phạm Nhân quyền đối với bất kỳ ai, tại
bất cứ quốc gia nào cũng là những xúc phạm lên những giá trị nền tảng của chính
quý vị.
Xin cảm
ơn quý vị!
Phạm
Thanh Nghiên, phát biểu từ Việt Nam.
No comments:
Post a Comment