Pages

Sunday, October 13, 2013

Một chuyện không vui.

                                  
 Thư viện và nhà tưởng niệm đại tướng Võ Nguyên Giáp cách nhà mình vài bước chân. Từ mấy hôm trước, tập đoàn kinh tế công nghiệp Đông Hải- “tuy không phải địa điểm theo quy định của nhà nước” đã rầm rộ chuẩn bị tổ chức tang lễ cho đại tướng “theo cách riêng” (những chữ trong ngoặc kép là nguyên văn lời cô phát thanh viên thời sự). Như một số người dân khác, mình cũng bị hấp dẫn, choáng ngợp bởi những bức hình phóng lớn (có bức to như cánh cổng) được treo ngoài đường lớn, và khắp lối vào trụ sở tập đoàn. Họ treo suốt mấy hôm rồi, có cả tiếng kèn trống, tiếng loa. Điều ấy càng khiến mình bị hấp dẫn.


Chiều ngày 11, trước hôm Quốc tang, mình vác máy ảnh sang chụp. Chả hiểu sao, xuất hiện một nhúm người ra xua đuổi, hoạnh họe. Rõ ràng không có biển cấm quay phim, chụp hình. Lạ ở chỗ, họ không cần biết trong đầu mình nghĩ gì đã vội vã ra lệnh : “không được quay phim chụp ảnh đưa lên mạng”. Chẳng lẽ, họ coi Internet là kẻ thù? Càng lạ hơn, nếu họ muốn bày tỏ lòng thương tiếc, thành kính với vị đại tướng thì càng cần phải cho bàn dân thiên hạ biết chứ. Việc gì phải giấu. Mà nói họ giấu cũng không đúng, họ tổ chức công khai, rất linh đình cơ mà. Còn có cả đài truyền hình tới đưa tin, quay phim chụp ảnh. Một tên còn dở thói hung hãn đánh vào tay mình nữa chứ. Mà mình cũng chỉ quay, chỉ chụp phía ngoài thôi, không vào trong nhà. Vì vào trong nhà phải cần sự cho phép của chủ nhà mới được. Chứ không thể như các thím công an, tùy tiện xông vào nhà dân bất cứ lúc nào, không cần lệnh, không đợi dân cho phép. Ông anh họ xa nhà mình làm ở tập đoàn ấy, (nghe đâu đã tới chức giám đốc) tỏ ra rất khó chịu cho cái sự chụp hình của mình. Người đồng nghiệp của anh đánh vào tay mình, anh cũng không can (có thể anh không trông thấy). Nể anh, mình phải lui (nhưng việc quay phim thì đã kịp hoàn tất). Anh đuổi theo mình, đặt câu hỏi như một lời kết tội : “Bây giờ anh hỏi  em, em phải trả lời thật. Em định làm gì xấu?”. Anh còn khẳng định việc mình chụp hình như thế sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp của anh. Mình buồn! Chả biết người ta nhồi nhét cho anh những thứ gì vào đầu để hôm nay anh hỏi mình câu đó. Mình thương quý anh có tuổi thơ vất vả. Và cũng cảm phục anh biết vượt mọi khó khăn để vươn lên (có ngày hôm nay). Nhưng hạnh phúc không chỉ ngần ấy là đủ. Người ta còn phải biết làm sao để suy nghĩ của mình không trở thành cái máy.

“Vì sự nghiệp” của anh, mặc dù không hứa nhưng mình sẽ không đưa những hình ảnh mình quay được vào trang blog, hay FB của mình. Nhưng chương trình thời sự Hải Phòng tối ngày 12.10, với những hình ảnh khá đầy đủ, “nét căng” mà dù có cố gắng, hoặc được mời vào tận nơi “tác nghiệp” mình cũng không thực hiện được (không có chuyên môn mà). Chưa kể, những hình ảnh mình quay được chỉ ở phía bên ngoài.
Một điều lạ nữa, ngày hôm qua 12/10 mới chính thức bắt đầu quốc tang, thế mà những tấm hình khổ lớn cảnh người dân đến viếng đại tướng, treo ngoài đường và ở lối vào nhà lưu niệm đã được dỡ bỏ. Chẳng lẽ, họ cho rằng, việc treo ảnh tưởng niệm đại tướng trong hai ngày quốc tang là không còn cần thiết nữa?

Đây là chương trình thời sự tối ngày 12/10/2013 của đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng. Bạn đọc có thể nhấp chuột từ phút thứ 14 đến phút thứ 15,40s để theo dõi. Kẻo lại nói mình…bịa chuyện nhé. Nhưng lưu ý, đài truyền hình đã bỏ qua những tấm hình lớn được treo ở ngoài đường.


6 comments:

  1. “Nước Việt Nam đã mất, người Việt Nam đang bị đày đọa, ai chết sẽ chết, chết khắp nơi, chết bằng nhiều hình thức. Chết ở nhà, chết trong tù, chết trên đường phố, chết trên biển, chết vì đói ăn, khát uống, chết vì bị đầu độc, chết vì bị áp bức, sát hại, chết bị người các nước xua đuổi, chết vì đau đớn, chết vì nhục nhả, chết vì bị người các nước khinh khi!”
    Tùy hoàn cảnh, các bạn trẻ yêu nước VN, sinh viên mọi trường đại học hãy dùng cách thức nào thích hợp nhất, an toàn nhất cho mình, hãy tiếp sức chuyển thông điệp báo nguy này ra toàn quốc.
    http://danlambaovn.blogspot.com/2013/10/hoc-lam-thuyet-khach.html#disqus_thread
    http://www.nuvuongcongly.net/tin-tuc/hoi-dong-giam-muc-viet-nam-hop-dai-hoi-lan-thu-xii/

    ReplyDelete
  2. Bài này viết để mến tặng những người con yêu của nước Việt: Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thị Công Nhân – Phạm Thanh Nghiên - Điếu Cày, Nguyễn Văn Hải, Trần Anh Kim – Vi Đức Hồi -– Cù Huy Hà Vũ – Ông Nguyễn Văn Lía - Tạ Phong Tầng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Bùi Thị Minh Hằng - Nguyễn Phương Uyên - Đinh Nguyên Kha - Lê Quốc Quân – Đinh Nhật Uy…và tất cả những người con yêu của nước Việt đã vì sự sống còn của tổ quốc Việt Nam, của người Việt Nam và đạo nghĩa Việt Nam mà phải chịu tù đày cộng sản.

    Xây cất học viện Khổng Tử với mục đích gì?

    Xây cất học viện Khổng Tử phục vụ mục đích gì? Xây cất, chi tiêu nghiên cứu rồi sẽ đi về đâu sau đó? Những tượng Khổng Tử càng lúc càng mọc lên nhiều hơn ở những công viên của nhiều thành phố khác nhau ở Việt Nam nhằm phục vụ cho mục đích gì? Hình tượng Khổng Tử có liên hệ văn hóa gì đến đời sống văn hóa của người Việt Nam? Ảnh hưởng văn hóa của việc bành trướng tư tưởng Khổng Tử tác động đến đời sống văn hóa của người Việt Nam trong dài lâu sẽ ra sao? Lo lắng và nghi ngại việc xây cất học viện Khổng Tử là một trong muôn ngàn cái lo ngại của cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mất nước hiện nay.
    Học thuyết Khổng Tử là tập họp những quan điểm sống và xử thế của Khổng Tử. Các quan điểm sống, xử thế ấy có liên hệ giữa cá nhân, xã hội và đời sống chính trị của quốc gia.
    Ảnh hưởng cá nhân của tư tưởng Khổng Tử
    Lấy “Lễ” mà đãi người ấy, người ấy sẽ an tâm tuân phục vị trí của mình”
    Nói cách khác, muốn một người tuân phục mình, hãy dùng lễ mà đối với người ấy. Đối đãi hợp cách, người ấy sẽ tuân phục mình suốt đời!
    Mới nghe qua tưởng chừng lấy lễ đãi người là tốt, mà có nhiều điều tốt thực sự. Nhưng thâm sâu hơn, ý nghĩa không hoàn toàn như thế, mà việc này mang một ý nghĩa khác, nó nhắm làm cho người khác phải tuân phục mình suốt đời!
    Tư tưởng Khổng Tử lấy kính lão, trọng người thâm niên, làm trọng. Điều này hoàn toàn đúng. Người trẻ luôn tôn kính người già trong xã hội Việt Nam đã có tự ngàn xưa.
    Trọng người thâm niên? Về mặt xã hội, người đã giữ chức vụ lâu trong công việc thường là người có nhiều kinh nghiệm, đây nói về mặt ưu điểm.

    ReplyDelete
  3. Ảnh hưởng xã hội của tư tưởng Khổng Tử
    Mặt khác, do bản chất con người, một con người khi đã ở lâu trong một chức vụ thường có những biểu hiện tiêu cực xãy ra:
    1- Người ở lâu trong chức vụ thường là người có quyền, thế. Có nhiều kinh nghiệm. Căn cứ trên kinh nghiệm tự cho là mình biết hết cả. Không muốn nghe, không đồng ý có sự đổi mới tốt hơn.

    2- Người ở lâu một vị trí, lại có chức vụ to, đương nhiên có nhiều phe cánh. Quyền lợi phe cánh hình thành, cấu kết lẫn nhau. Thay đổi, đổi mới gây ra cảnh mất quyền lợi, của mình, của phe nhóm; do đó phải bão vệ quyền lợi, cố giữ chức vụ, bão vệ cho nhau dẫn đến độc tài.


    3- Người ở lâu trong chức vụ do bão vệ lẫn nhau, giữ chức vụ ở cho đến già trở thành độc tài, bảo thủ. Nhiều cá nhân cùng quyền lợi tập họp lại tạo thành lực cản cho sự tiến bộ xã hội. Bất cứ ai có ý kiến, sáng kiến, chương trình, kế hoạch gì hữu hiệu, canh tân đất nước đều không được giai tầng cai trị của nhân sinh quan Khổng Tử chấp nhận.

    4- Tình trạng dẫn đến lớp người quan lại già nua cản trở sự tiến bộ xã hộ, cản trở sự tiến thân của những thế hệ trẻ kiến thức khoa học, kỹ thuật cập nhật, thông minh hơn, giỏi giang hơn, tiến bộ hơn.


    5- Nhân sinh quan Khổng Tử có những điều tốt trong lễ nghĩa giữa con người đối xử với nhau, nhưng về mặt xã hội, về sự phát triển xã hội là cả một lực cản lớn lao. Nó là nguyên nhân phát sinh độc tài, đảng trị.
    Nhân sinh quan Khổng Tử, hay học thuyết Khổng Tử là mầm mống của sự xung đột gieo rắc tai họa tiềm tàng, lớn lao cho mọi xã hội áp dụng nó.
    Tư tưởng Khổng Tử, quan điểm Khổng Tử, hay Học Thuyết Khổng Tử, chỉ là một quan điểm, một nhân sinh quan
    Nhân sinh quan Khổng Tử là tập họp các quan điểm sống, xử thế có liện giữa cá nhân, xã hội và đời sống chính trị của quốc gia. Quan điểm xử thế của Khổng Tử chỉ có thể thích hợp trong bối cảnh quan lại của nước Trung Hoa thời xa xưa, nhiều ngàn năm về trước.
    Chính khi Khổng Tử du hành qua nhiều nước nhỏ trong tập họp các vùng địa lý thuộc tập họp quyền lực trung ương - vương quyền - của đế chế Trung Hoa xưa, không một sứ quân nào của Trung Hoa thời ấy chấp nhận áp dụng dùng thuyết cai trị của Khổng Tử.
    Học thuyết Khổng Tử chỉ là một tập họp các quan điểm, một hệ thống nhân sinh quan. Không phải là một đạo, một tôn giáo. Tôn giáo liên quan đến quyền lực siêu nhiên có tương quan đến Thượng Đế.
    Quyền lực siêu nhiên thể hiện dưới hình thức:
    1- Khả năng chửa lành bệnh cho người khác

    ReplyDelete
  4. 2- Quyền năng trên vạn vật, muôn loài
    3- Có sự tương giao trực tiếp đến Thượng Đế

    - Chúa Giê Su Kitô (gọi theo người Công Giáo), hay Đấng Christ, tức Đấng Cứu Chuộc (gọi theo người theo đạo Tin Lành) đã chửa cho người mù sáng mắt, người cùi lành bệnh (mẹ và em của dũng sĩ Benhur, như đã chép trong Kinh Thánh, trong lịch sử người Hy Lạp và La Tinh)

    - Chúa Giê Su Kitô, hay Đấng Christ, biết trước ngày giờ chết của mình.


    - Chúa Giê Su Kitô chết đi và đã sống lại ở giữa môn đồ của mình…

    Những nhiệm màu này đã làm cho người tin Chúa nói chung bao gồm: Người theo đạo Công Giáo, người theo đạo Tin Lành, người theo đạo Do Thái, tức Do Thái Giáo, và người Hồi Giáo, tất cả bốn tôn giáo có cùng đức tin nơi Thiên Chúa, tức Đức Chúa Trời, riêng người Hồi Giáo gọi Thiên Chúa bằng một tôn xưng từ khác: Đấng Ahla (dịch sang tiếng Việt). Người Hồi Giáo chỉ gọi Thượng Đế là Ahla. Bốn tôn giáo cùng có chung đền thờ Thiên Chúa, tức Đức Chúa Trời, hay Ahla ở Jerusalem, Đền Vàng.
    Đền Vàng to lớn, uy nghi, có nóc hình tròn. Nóc đền phủ bằng vàng thật. Đền Vàng nằm giữa ranh giới nước Israel, tức Do Thái và nước Palestine, Trung Đông.
    Ngành khảo cổ thế giới với những khảo cứu khoa học đã ghi nhận nhiều những bằng chứng vật chất từ những di tích, thánh tích có liên quan đến lịch sử về Chúa Giê Su Kitô, hay Đấng Christ, Đấng Cứu Chuộc cho con người khắp thế gian.
    Chỉ sự tương quan với Thượng Đế Tối Cao với các quyền lực siêu nhiên kể trên mới liên quan đến đạo, tức tôn giáo. Khổng Tử là một triết gia. Trong một thời đại kéo dài, Trung Hoa có nhiều triết gia đề xuất nhiều trường phái triết học khác nhau, dân gian Trung Hoa kính trọng những người này và tôn vinh họ như những minh sư. Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, Mạnh Tử…. Việt Nam gọi họ là những nhà hiền triết. Thế giới Anh ngữ gọi là họ là những học giả, Chinese scholars.
    Người trong nước còn nghi ngại là vì không hiểu rõ ngọn nguồn về Khổng Tử, cái hay và những trở ngai lớn về mặt xã hội của học thuyết Khổng Tử. Moi sách vỡ miền nam Việt Nam đã tích tụ tinh hoa văn hóa Việt Nam từ bao thế kỷ, từ bao đời… cộng sản đã thẳng tay đốt bỏ không thương tiếc sau khi chiếm được miền nam!
    Tuyên truyền cộng sản đã bưng bít thông tin hoàn toàn đối với đồng bào miền bắc từ 1945 – 1975. Tiếp theo, 1975 -2013 lại là chế độ bưng bít thông tin tiếp tục! Lần này với cả nước sau khi Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ. Hậu quả là trí thức, học giả xã hội chủ nghĩa trong nước ai cũng sống trong sự u u minh minh về quá khứ của chính mình, chính dân tộc của mình. Về thế giới, người trong nước lại càng mù mịt, không hiểu được thế giới đang làm gì, chuẩn bị đi về đâu.
    - Người không hiểu biết lịch sử không biết mình từ đâu đến, sẽ về đâu.

    ReplyDelete
  5. - Dân chúng không biết lịch sử dễ cho cộng sản vo tròn, bóp méo bằng sự dối trá để biến người cả nước thành nô lệ cho nó!
    Hãy nhìn lại xem lãnh đạo cộng sản là những ai? Tất cả đều là những kẻ dốt về nhiều thứ, nhưng cái dốt về lịch sử của những kẻ này đã giết chết nước Việt Nam và người Việt Nam không loại trừ ai!
    Từ khi tuyên truyền cộng sản bắt đầu hoạt động ở Việt Nam, lich sử bắt đầu bị bóp méo, thông tin về hiện tại hoàn toàn bị bưng bít. Người dân Việt Nam, đảng viên cộng sản hoàn toàn bị bưng bít sự thật về những gì xãy ra trong nước. Tình trạng thông tin về sinh hoạt của thế giới bên ngoài càng tệ hại hơn. Chính những kẻ lãnh đạo chế độ cộng sản cũng bị ảnh hưởng tuyên truyền tệ hại của cộng sản. Đặng Xuân Khu, Trường Chinh: “Người da trắng đã đem thuốc tây đến đầu độc dân ta!”
    Ảnh hưởng tuyên truyền cộng sản tai hại đến nổi đã làm cho những lãnh đạo cộng sản miền bắc, kể từ Hồ Chí Minh, đã không hiểu được chế độ cộng sản đã biến nước Trung Hoa trở thành kẻ thù tối nguy hiểm của thế giới, đặc biệt là đối với nước Việt Nam và người Việt Nam. Những kẻ cầm đầu cộng sản có mắt nhưng xử sự như người mù, đã rước voi về giày mả tổ tông, chính chế độ cộng sản Trung cộng đã thúc đẩy người Việt, cộng sản, sát hại, hành hại người nước Việt.
    Người không may bị mù cố gắng chửa chạy hết sức, hết lòng để tìm lại ánh sáng. Người cộng sản mắt vẫn còn nguyên vẹn nhưng lại cố tình làm cho mình mù. Không phải cho cá nhân mình bị mù mà người cộng sản còn làm cho người cả nước bị mù! Vì thế mới có cảnh mất nước ngày nay!
    Trung cộng cố tình bành trướng ảnh hưởng tư tưởng Khổng Tử (Việt cộng gọi là Khổng Giáo!) ở Việt Nam với mục đích, dụng ý gì?
    Trung cộng lấy lễ mà đãi Việt Nam, Việt Nam cộng sản sẽ giữ lễ ấy mà tuân phục Trung cộng xuân thu vĩnh viễn! Đời đời người Việt Nam không ra khỏi được sự nô lệ về tư tưởng của Trung cộng!
    Tượng Khổng Tử càng lúc càng xuất hiện ở nhiều nơi công cộng trên nước Việt Nam có ý nghĩa gì? Người nước Việt, Việt Cộng, đã rước giặc cướp nước Trung cộng về ngồi trên đầu của mình!

    Học Để Tiến Bộ
    Ngày 10/10/2013

    ReplyDelete
  6. Hình ảnh cuộc đời của gia đình bà Kim Liên, mẹ của hai thanh niên Việt Nam yêu nước, sinh viên Đinh Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy là hình ảnh của một gia đình Việt Nam bé nhỏ, hiền hòa của miền nam bị vùi dập trong tay chế độ cộng sản đã làm người già cũng khóc.

    Kẻ thù ghê gớm của những tên lãnh đạo đảng cướp cộng sản là gia đình bé nhỏ nhưng đầy gương mẫu này đây!
    Nguồn chính:
    http://tuyenbo258.blogspot.com/2013/09/moi-thao-luan-ve-tuyen-bo-258-trong.html?showComment=1382550280607#c3203050431047276928

    ReplyDelete