Cũng như nhiều
người khác, khi đọc Văn bản 2285 của Sở TNMT- Tp HCM tôi không dám tin đây là
sự thật bởi nội dung quá gây sốc của nó. Nhiều người bán tín bán nghi, người
đăng người không, người tỏ ra dè dặt.
Có người đã gọi
đây là ”Công văn giết người”, căn cứ vào chi tiết sau “..., đặc biệt với tình
huống cần phải hỏa táng các bệnh nhân nặng nhiễm virus có thể tử vong”.
Những hình ảnh
được cho là tại Vũ Hán mấy tuần trước, mang theo tiếng thét kinh hoàng phát ra
từ các lò thiêu lại “nhảy múa” trong tâm trí của nhiều người Việt.
Chỉ ít phút sau
khi xuất hiện, công văn này được phát tán với tốc độ chóng mặt trên mạng xã
hội.
Giữa lúc dư luận
đang lo sợ, hoang mang và đặt câu hỏi về tính xác thực của “văn bản giết người”
thì ngày hôm sau 27/2, sở Tài Môi thành Hồ đã ra văn bản số 2319 nội dung “Thu
hồi” văn bản 2285 như một lời khẳng định “Văn bản Giết người” kia là sự thật.
Facebooker Nguyễn
Hồng Hải đặt câu hỏi: “Phải chăng nếu văn bản này ko bị lộ ra ngoài, ko có cộng
đồng mạng lên tiếng, thì nó sẽ được áp dụng trên thực tế?”.
Nghĩ tới thôi mà
rùng mình”.
Nhân đây, xin nhắc
lại một câu chuyện lịch sử còn ít người biết đến, mà nếu nó được triệt để thực
hiện thì mức độ thảm khốc hẳn là không nhỏ. Đó là chỉ thị Z30.
Xin trích dẫn về Chỉ thị này trong Bách khoa Toàn thư mở Wikipelia để người đọc tiện tra cứu. Độc giả có thể tìm cuốn “Hồi ký Đoàn Duy Thành” để biết được nhiều hơn về Chỉ thị này.
Xin trích dẫn về Chỉ thị này trong Bách khoa Toàn thư mở Wikipelia để người đọc tiện tra cứu. Độc giả có thể tìm cuốn “Hồi ký Đoàn Duy Thành” để biết được nhiều hơn về Chỉ thị này.
“Chỉ thị Z30 là
một chỉ thị miệng, tối mật, có khoảng từ tháng 3 năm 1983 nhằm tịch thu nhà,
tài sản của những gia đình có nhà hai tầng trở lên tại Việt Nam.
Thuộc tính của chỉ
thị là “mật”, không rõ của Ban Bí thư hay của Chính phủ, không có người ký,
không có văn bản không dựa trên bất kỳ một điều khoản pháp luật hiện hành cũng
như một chủ trương chính sách của Đảng. Ngay cả cấp bí thư tỉnh uỷ, bộ trưởng
bộ công an, Văn phòng Trung ương Đảng và Văn phòng chính phủ cũng không rõ
thuộc tính của Chỉ thị, hiệu lực thực thi của Chỉ thị mà chỉ được biết là Hà
Nội lúc đó đã làm và các địa phương khác phải làm theo.
Hà Nội đã thực
hiện 105 nhà, cơ quan công quyền tịch thu tài sản của người dân mà không cần
tòa án và cũng không có bất cứ một bằng chứng nào để có thể khẳng định đó là
tài sản bất minh. Tình hình nhân dân bị tịch thu tài sản rất xấu. Có một gia
đình bị tịch thu, cả nhà đội khăn tang, bị đẩy lên xe, khóc sướt mướt.
Hà Nam Ninh do
Nguyễn Văn An làm bí thư đã đốt danh sách (khoảng 100 quyết định) do công an
tỉnh lập để tiến hành tịch thu, đã được đóng dấu ngay trước đêm định thực hiện
trong danh sách 200 gia đình xếp theo ABC có nhà hai tầng trở lên. Nhưng cuối
cùng cũng không thực hiện.
Hải Phòng do Đoàn
Duy Thành làm bí thư không chịu thực hiện khi chưa thấy Chỉ thị. Giám đốc công
an thành phố Hải Phòng - Dương Khắc Thụ - đã bị lãnh đạo Bộ Nội vụ phê bình. Số
gia đình có khả năng bị tịch thu tài sản căn cứ theo lý do có nhà trên hai tầng
ở Hải Phòng lúc đó là khoảng 500 nhà”.
Gần 40 năm trôi
qua, vẫn không một cá nhân, một tổ chức nào phải chịu trách nhiệm về Chỉ thị
Z30. Văn bản không có, tên tuổi chữ ký cũng không. Ai cũng biết là ai nhưng
chẳng ai dám nói thì chẳng ai phải chịu trách nhiệm.
Luật là tao, tao
là luật, cần gì phải văn bản giấy tờ. Lệnh miệng là gọn nhất, nhanh nhất, sắt
đá nhất và dễ chạy tội cho hung thủ nhất.
Hung thủ là vô
danh, nhưng nạn nhân thì được vạch mặt chỉ tên rất rõ ràng: nhân dân.
Phạm Thanh Nghiên
No comments:
Post a Comment