Nhà
thơ Trần Đức Thạch, sinh năm 1952 , ngụ tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An vừa
bị bắt tạm giam hôm nay 23/4/2020.
Ông
Thạch bị cáo buộc vi phạm điều 109 (điều 79 cũ thuộc BLHS năm 1999) “hoạt động
lật đổ chính quyền nhân dân”. Báo chí lề đảng loan tin ông Thạch đã có hành vi
“lợi dụng dịch bệnh Covid-19, thường xuyên đăng tải, chia sẻ các bài viết để
xuyên tạc chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm mục đích kích động phá
rối ANTT”.
Nhà
thơ Trần Đức Thạch từng bị bắt năm 2009 và bị kết án 3 năm tù giam,3 năm quản
chế theo điều 88 “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Cáo trạng nói
rằng ông Thạch đã cùng ông Phạm Văn Trội và thầy giáo Vũ Văn Hùng có hành vi
treo khẩu hiệu với nội dung xấu, chống chế độ tại cầu vượt Mai Dịch (Hà Nội).
Trên thực tế, khẩu hiệu mà công an cho là “chống đảng” đều mang nội dung khẳng
định chủ quyền của quốc gia trên hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa; đòi hỏi nhân
quyền phải được tôn trọng tại Việt Nam.
Ông
Trần Đức Thạch nổi tiếng với hồi ký “Hố chôn người ám ảnh”, kể lại trận đánh ở
Tân Lập vào cuối tháng 4/1975 mà ông tham chiến với tư cách đội trưởng đội
trinh sát quân đội Bắc Việt. Hồi ký là những lời kể rùng rợn về tội ác của Việt
cộng gây ra cho người dân vô tội.
Có
một chi tiết ít người biết tới là năm 1976, ông Thạch đã từng tự thiêu để phản
đối chính quyền địa phương về một số chính sách, việc làm mà ông cho là bất
công đối với người dân. Ông không chết vì được cứu nhưng cuộc tự thiêu đã khiến
khuôn mặt và cơ thể ông bị biến dạng do bỏng nặng.
Có
thể nói, bản thân ông là một cựu chiến binh sinh ra trong một gia đình có
“truyền thống cách mạng” nhưng đã nhận thức rất sớm về vấn đề nhân quyền cũng
như bản chất của chế độ ông từng phục vụ.
Như
vậy là nhà thơ Trần Đức Thạch đã chịu 2 lần tù chỉ vì lên tiếng cho công lý và
sự thật, cổ xướng cho các quyền tự do, dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ. Cần lưu ý
một chi tiết rằng lần tù thứ 2 , (năm 2009) ông Thạch thường xuyên bị điều tra
viên tra tấn, đánh đập khi đi cung trong thời gian bị tạm giam.
Ông
Thạch đã cống hiến cả tuổi thanh xuân để phục vụ chế độ mà sau này ông phải cay
đắng thừa nhận mình “sai lầm”. Ông đã dùng gần như cả cuộc đời để đấu tranh và
...ở tù (cả tù giam lẫn tù nhà) để đòi quyền làm người. Có thể dăm bảy năm tới
hay lâu hơn nữa, những mong muốn của ông cũng như của tất cả các tù nhân chính
trị khác, của những người dấn thân sẽ chưa thể thấy tự do nở hoa trên quê hương
này. Nhưng ông Trần Đức Thạch và những người như ông có quyền ngẩng cao đầu
trước tiền nhân và hậu thế vì đã không im lặng trước thời kỳ nguy khốn của dân
tộc.
Nhà thơ Trần Đức Thạch khi còn trẻ)
Phạm
Thanh Nghiên
No comments:
Post a Comment